Cưỡng chế nhà đất để lấy lại tiền cho vay

Dạ cho e hỏi luật sư về vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất như sau: Mẹ e có cho 1 ngừơi bạn vay tiền số tiền trên 300 triệu đồng và họ thế chấp 1 sổ đỏ nhưng mang tên chồng cô ấy, mựơn thời gian khá lâu nhưng ko thấy tâm hơi gì hết. Nay e tính nhờ luật pháp can thiệp và cữơng chế để có thể lấy lại số tiền đó hay sang tên sổ đỏ lại cho mẹ e đựơc ko ạ. Xin cho e lời khuyên. E xin chân thành cảm ơn.
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:
 
Bạn không nói rõ mẹ của bạn nhận thế chấp sổ đỏ của người vay như thế nào? đã thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm, tiến hành đăng kí tại cơ quan quản lí đất đai theo Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng NĐ 11/2012/NĐ-CP) hay chưa?
Thông thường giữa các cá nhân thế chấp với nhau đều không thực hiện các bước như nêu trên. Theo nội dung bạn trình bày tôi hiểu trong trường hợp này các bên chưa thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm và đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai theo quy định, bởi sổ đỏ đứng tên người chồng nhưng người vợ lại mang đi thế chap để vay tiền.
Như vậy, giao dịch thế chap này vô hiệu.
Để đảm bảo quyền lợi cho mẹ của bạn, mẹ bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa Án nơi người vay tiền cư ngụ để yêu cầu Tòa Án giải quyết. Sau khi có Bản án/ quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu người vay tiền không tự nguyện hoàn trả thì khi có đơn yêu cầu thi hành án của mẹ bạn thì Cơ quan thi hành án sẽ áp dụng một trong các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thu từ tiền hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; hoặc phát mại tài sản của người phải thi hành án để trả số tiền cho bạn theo Bản án. Hơn nữa, ngoài số tiền 300 triệu đồng  mẹ bạn cũng có quyền yêu cầu người vay tiền phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác (khoản 2 điều 305 Bộ luật dân sự).
Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng gọi đến tổng đài 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.