Giải quyết tranh chấp lối đi chung

Xin Cho em hỏi: Hiện tại trường hợp nhà em được mẹ đẻ cho đất xây nhà(có giấy chứng nhận) đã có lối đi chung cổng với nhà mẹ.nhưng vẫn còn 1 lối đi nữa gần hơn và thuận tiện hơn,vì mãnh đất nằm 2 hướng đường đi: - đường đi thứ nhất đi chung phần đường đi với nhà mẹ - đuòng đi thứ hai ( trước kia là chủ sở hữu cũa riêng nhà và đất cũa ông A)nhưng đang nằm trong tranh chấp. Nhưng hiện nay nhà ông A đã dược giải quyết tranh chấp và đã chia ra làm 4 phần cho 4 hộ khác nhau là ông A, bà B, và bà C, và bà D. Và lối đi đã là lối đi chung của 4 hộ (A,B,C,D). Sau khi chia xong Nhà ông A vẫn ở lại chỗ cũ, đất của bà B hiện giờ đẫ xây nhà và sử dụng chung lối đi với nhà ông A. Số đất còn lại của nhà bà C Và nhà bà D, Hiện giờ đã bán hết cho tất cả các chủ sở hữu khác và họ cũng đã xây nhà và dùng chung lối đi đó của nhà ông A,và bà B. VÀ phần đất nhà em nằm phía trước mặt đất của nhà ông A và bà B, và thông với lối đi chung đó của nhà ÔNG A và bà B,như vậy em có thể trổ của ra hướng đường đi chung đó không? hiện tại nhà em đang xây, và đã trỗ cữa đi ra hướng đuòng đi chung đó của nhà ÔNG A và bà B. và hiện tại bây giờ chủ sở hữu của phần đất nhà ông A và bà B họ không lên tiếng bảo em là không được đi hay phải xây bít lại,họ vẫn không lên tiếng (HỌ đã nhìn thấy nhưng không nói gì, nhưng ngược lại bà C và bà D , Đòi khiếu kiện em ra Tòa với lý do tại sao xây nhà trổ cửa ra hướng đường đi đó, nhưng thực chất bà C VÀ bà D , hiện nay đã bán cho các chủ sỡ hữu khác , không còn sỡ hữu trên phần đất đó nữa. VẬY cho em hỏi em có được xây nhà trổ cữa ra hướng đi đó không, và bà C với bà D có quyền khiếu kiện em hay không? xin giải đáp giúp em, và em nên làm gì đẻ dược đi trên lối đi đó, xin vui lòng gữi về địa chỉ email: phanhoantoan1982@gmail.com xin chúc điều tốt lành.
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy trả lời:
Điều 237 Bộ luật dân sự quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
“Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác. ”
Điều 275 Bộ luật Dân sự quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
“Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Từ quy định trên, trường hợp mảnh đất nhà bạn chưa có lối đi thì có quyền yêu cầu các chủ sử dụng các bất động sản liền kề về việc sử dụng lối đi. Tuy nhiên, như bạn trình bày thì nhà bạn đã có lối đi chung với nhà mẹ bạn nên bạn có quyền thỏa thuận với các chủ sử dụng lối đi liền kề để được sử dụng lối đi này và đền bù cho các chủ sử dụng lối đi đó nhưng không buộc họ phải đồng ý. Chủ sử dụng lối đi trong trường hợp này là ông A, bà B và hai chủ sở hữu khác đã được bà C và bà D chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc xây nhà trổ cửa là quyền của bạn (trừ trường hợp ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người khác) nhưng muốn được sử dụng lối đi chung đó thì bạn buộc phải đạt được thỏa thuận với 4 người trên. Pháp luật không quy định thỏa thuận phải bằng văn bản hay lời nói, tuy nhiên nếu thỏa thuận được thì bạn lập văn bản có chữ ký của các người thỏa thuận để sau khi xây xong nhà và yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng) bạn bổ sung hồ sơ.
 
Nếu bà C và bà D đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác (không còn là chủ sở hữu mảnh đất đó nữa) thì không có quyền khởi kiện bạn việc bạn sử dụng lối đi chung (nếu bốn người kia đồng ý).
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
Trân trọng.