Tư vấn luật nhà đất| Dịch vụ nhà đất

Thủ tục xác nhận đơn xin cấp phép xây dựng tạm

- Trình tự thực hiện:
Bước 1: - Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định.
Bước 2: - Nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
- Cán bộ địa chính phường – xã, thị trấn kiểm tra tính đầy đủ
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: - Nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường xã, thị trấn (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
  • Đơn xin cấp phép xây dựng tạm.
  • Giấy cam kết không có tranh chấp, khiếu nại về ranh giới thửa đất (theo mẫu).
  • Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.
  • Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất quy định như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (do Tổng Cục Quản lý ruộng đất trước đây hoặc do Tổng Cục địa chính hoặc do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành), kể cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình mà trong đó có ghi diện tích đo đạc tạm thời hoặc ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ;
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để xây dựng công trình, kèm theo giấy tờ xác định chủ đầu tư đã thực hiện các yêu cầu nêu tại quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên. Trừ trường hợp quyết định giao đất cho cá nhân, hộ gia đình để xây dựng nhà ở riêng lẻ;
+ Những giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích làm nhà ở và các công trình khác, trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai qua từng thời kỳ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đến nay;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp gồm: Bằng khoán điền thổ hoặc trích lục, trích sao bản đồ điền thổ, bản đồ phân chiết thửa; chứng thư đoạn mãi đã được thị thực, đăng tịch, sang tên tại Văn phòng Chưởng khế, Ty Điền địa, Nha Trước bạ;
+ Giấy tờ về thừa kế nhà, đất phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế;
+ Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
+ Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo quyết định sử dụng đất được Ủy ban nhân dân phường-xã-thị trấn kiểm tra là đất đó không có tranh chấp và được Ủy ban nhân dân quận-huyện xác nhận kết quả thẩm tra của Ủy ban nhân dân phường-xã-thị trấn;
+ Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo hướng dẫn tại Thông tư số 47/BXD-XDCBĐT, ngày 05 tháng 8 năm 1989 và Thông tư số 02/BXD-ĐT, ngày 29 tháng 4 năm 1992 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện ý kiến của Thường trực Hội đồng Bộ trưởng về việc hóa giá nhà cấp III, cấp IV tại các đô thị từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 hoặc từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà trong giá nhà đã tính đến giá đất ở của nhà đó;
+ Giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì:
   * Đối với nhà ở riêng lẻ nằm trong khu dân cư hiện hữu, ổn định sử dụng trước 15 tháng 10 năm 1993( thời điểm thực hiện chính sách về đất đai cùa Nhà nước), phù hợp với quy hoạch xây dựng là đất ở.
  • Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảnh cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài(nếu có)
  • Sơ đồ mặt bằng do chủ nhà lập hoặc thuê cá nhân lập và được thể hiện theo mẫu.
b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ)
- Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận                            
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):
  • Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm (Mẫu 4);
  • Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng (Mẫu 1);
  • Giấy cam kết không có tranh chấp, khiếu nại về ranh giới thửa đất (Mẫu 2).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
  • Giấy Ủy quyền (nếu người khác đi nộp và nhận thay hồ sơ);
  • Đối với công trình được cấp phép xây dựng tạm:
+ Việc lập hồ hơ để cấp phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 hoặc tỉ lệ 1/500 được duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẫm quyền để thực hiện theo quy hoạch;
+ Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng xác định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng. Quy mô công trình được phép xây dựng tạm là dạng bán kiên cố tối đa 02 tầng (trệt, gác gỗ hay bằng vật liệu lấp ghép do chủ đầu tư tự quyết định, tường gạch, mái tôn) và phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, môi trường.
+ Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được bồi thường hay hỗ trợ vật kiến trúc theo quy định của pháp luật nếu không tự phá dỡ thị bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
  • Luật Xây Dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
  • Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
  • Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch Xây dựng;

Xem : 1131 Tải biểu mẫu đính kèm

 
Mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật các lĩnh vực pháp luật các anh/chị có thể liên hệ qua số 0909 160684 (Ls Phụng) hoặc 097 88 456 17 (Ls Huy) để hẹn gặp luật sư và báo phí dịch vụ. Chúng tôi tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà đối với khách hàng sử dụng dịch vụ các quận nội thành TP.HCM

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 360
  • Khách viếng thăm: 359
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 111307
  • Tháng hiện tại: 2132855
  • Tổng lượt truy cập: 25690128

Thông tin liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH
A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Q.2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028. 38 991104 - 35 126565
Di động: 0909 160684 - 0978845617
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cell: 
 0967388898
Email: lschinh@luatsuhcm.com

Quảng cáo


Dịch vụ