Tư vấn luật nhà đất| Dịch vụ nhà đất

Bạn đang ở chuyên mục Hỏi đáp pháp luật trực tuyến. Đây là chuyên mục tư vấn trực tuyến miễn phí phục vụ cộng đồng. Các câu hỏi gửi qua chuyên mục sẽ được các luật sư biên tập và đăng tải trên website chúng tôi. Các câu hỏi trình bày không rõ ý, sai chính tả sẽ bị từ chối. Bạn sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng từ 2-5 ngày. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6279. Xin cảm ơn!
......................................................................................................................................


In ra
Lưu bài này

Quyền hạn Viện kiểm sát trong việc bán đấu giá tài sản thi hành án

Câu hỏi:
Khi kiểm sát việc bán đấu giá tài sản THA thông qua hồ sơ việc thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự, phát hiện một số vi phạm trong hoạt động tổ chức bán đấu giá tài sản, trong đó có vi phạm của các tổ chức bán đấu giá. Trong khi đó chưa có một hành lang pháp lý cho việc kiểm sát việc bán đấu giá tài sản để THA. Vậy, VKS có quyền hạn gì để kiếm sát việc bán đấu giá tài sản thi hành án?
Trả lời:
Văn phòng Luật sư Tô ĐÌnh Huy trả lời: Theo qui định tại Điều 28 Luật Tổ chức VKSND 2014, khi kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính; Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: “Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của Cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án; yêu cầu…cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án; kiến nghị …cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thi hành án”. Các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên của VKS được qui định tương tự tại Điều 12 Luật THADS 2014.
Như vậy, các trung tâm, đơn vị thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án (cho dù là doanh nghiệp) khi thẩm định giá hoặc tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án được coi là cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành án dân sự; do vậy các cơ quan, tổ chức này là đối tượng kiểm sát của VKS trong kiểm sát thi hành án dân sự. Về nguyên tắc, VKS có quyền kiểm sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức nói trên có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự và có quyền áp dụng các nhiệm vụ, quyền hạn qui định tại Điều 28 Luật Tổ chức VKSND 2014 và Điều 12 Luật THADS 2014 để kiểm sát.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có ý kiến khác nhau về quyền hạn “trực tiếp kiểm sát” của VKS đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự. Cụ thể, theo Công văn số 1568/BTP-BTTP ngày 29/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (do Thứ trưởng Hoàng Thế Liên ký), Bộ Tư pháp cho rằng: “ Đối với hoạt động của các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp thì không thuộc đối tượng kiểm sát của VKS. Bởi lẽ việc ký và thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản với Cơ quan THADS thuộc lĩnh vực dân sự, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo hợp đồng, tuân theo pháp luật dân sự, pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật khác có liên quan Như vậy, VKS sẽ không tiến hành kiểm sát độc lập đối với tổ chức bán đấu giá tài sản; không có quyền kháng nghị đối với tổ chức bán đấu giá tài sản trong việc thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án. Đối với vụ việc mà VKS thực hiện kiểm sát thi hành án có liên quan đến việc bán đấu giá tài sản mà phát hiện có vấn đề thì có quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá tài sản cung cấp hồ sơ, tài liệu của vụ việc cụ thể đó để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS. Nếu phát hiện sai phạm thì có quyền yêu cầu, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật”. Quan điểm trao đổi nêu trên của Bộ Tư pháp có nhiều điểm không hợp lý, có nhầm lẫn giữa đối tượng kiểm sát của VKS khi kiểm sát thi hành án dân sự với các nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát thi hành án dân sự; không phù hợp với qui định của Luật Tổ chức VKSND 2014. Tuy nhiên do hiện nay VKSNDTC chưa có quan điểm chính thức về vấn đề này nên các VKS địa phương tạm thời thực hiện như quan điểm nêu trên của Bộ tư pháp. Khi cần thiết kiểm sát việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thì VKS có quyền yêu cầu Cơ quan THADS hoặc các tổ chức này cung cấp hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá và bán đấu giá tài sản để kiểm sát. Khi phát hiện vi phạm trong việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thì có quyền kiến nghị, yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá; yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc chuyển hồ sơ việc thi hành án, việc thẩm định hoặc bán đấu giá tài sản cho Cơ quan điều tra VKSNDTC để xem xét theo trình tự TTHS; hoặc kiến nghị áp dụng qui định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để xử lý, xử phạt người và hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Nơi đặt câu hỏi
 
Mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật các lĩnh vực pháp luật các anh/chị có thể liên hệ qua số 0909 160684 (Ls Phụng) hoặc 097 88 456 17 (Ls Huy) để hẹn gặp luật sư và báo phí dịch vụ. Chúng tôi tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà đối với khách hàng sử dụng dịch vụ các quận nội thành TP.HCM

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 384
  • Khách viếng thăm: 383
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 72432
  • Tháng hiện tại: 2621045
  • Tổng lượt truy cập: 26178318

Thông tin liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH
A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Q.2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028. 38 991104 - 35 126565
Di động: 0909 160684 - 0978845617
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cell: 
 0967388898
Email: lschinh@luatsuhcm.com

Quảng cáo


Dịch vụ