Tư vấn thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cho Việt Kiều
Tư vấn thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cho Việt Kiều thường gặp phải nhiều khó khăn do sự khác biệt về luật pháp và khoảng cách địa lý, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thành phần hồ sơ, quy trình thủ tục nhằm ước lượng được thời gian để người Việt kiều sắp xếp cần có mặt ở Việt Nam, và chuẩn bị các giấy tờ thực hiện các công việc liên quan đến khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cho Việt kiều.
Việt Kiều là tên gọi thông dụng dành cho đối tượng là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể còn quốc tịch Việt Nam hoặc không còn quốc tịch VN nhưng có giấy xác nhận là người có gốc Việt Nam.
1. Việt kiều có được hưởng di sản thừa kế tại Việt Nam không?
Theo quy định tại Điều 610 Bộ Luật Dân sự năm 2015 “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Từ đó, có thể khẳng định rằng, dù là cá nhân trong nước hay là Việt kiều đều có quyền hưởng di sản thừa kế tại Việt Nam mà không bị giới hạn.
Tuy nhiên, theo Điều 621 Bộ Luật Dân sự năm 2015, nếu Việt kiều thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được quyền hưởng di sản:
"Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những người này vẫn có thể được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc."
2. Để được hưởng di sản thừa kế là bất động sản tại Việt Nam thì Việt kiều cần những điều kiện gì?
Mặc dù quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật của Việt kiều không bị giới hạn, nhưng riêng đối với di sản là bất động sản thì người Việt kiều để có thể nhận thừa kế vẫn cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Theo điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 và Khoản 1 Điều 44 Luật Đất đai 2024 thì đối với di sản là nhà ở, quyền sử dụng đất ở thì:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở”
“Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; có quyền sử dụng đất ở do nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”.
Điều đó có nghĩa là Việt kiều được nhận thừa kế di sản là nhà ở, đất ở, nếu muốn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì trước tiên phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
3. Trường hợp Việt kiều được hưởng di sản thừa kế là bất động sản nhưng không có điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam thì sẽ được giải quyết như thế nào?
Việt kiều có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác thay mình thực hiện thủ tục khai, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, khi đó Việt kiều chỉ có thể được hưởng giá trị phần di sản thừa kế là các bất động sản tại Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề này, pháp luật có quy định như sau:
Tại điểm đ Khoản 1 Điều 37 và điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật Đất đai 2024 có quy định người được thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; còn nếu không được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó, cụ thể là giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Có nghĩa là người này không được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam nhưng có các quyền định đoạt như chuyển nhượng, tặng cho để chuyển quyền sở hữu di sản thừa kế của mình cho người khác đủ điều kiện đứng tên, … mà không được thực hiện những quyền khác của chủ sở hữu.
Đối với di sản là quyền sử dụng đất thì theo Khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024: người Việt Nam định cư ở nước ngoài (còn quốc tịch Việt Nam) được xếp chung nhóm với cá nhân trong nước, và có các quyền như công dân trong nước.
Theo điểm h Khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở.
Ngoài ra, nếu người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không đáp ứng được điều kiện được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng vẫn được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định tại Điều 44 Luật Đất đai 2024. Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện theo ủy quyền bằng văn bản nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại tổ chức đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
4. Thủ tục hưởng di sản thừa kế nhà đất tại Việt Nam cho Việt kiều
Việt kiều nhận thừa kế nhà đất tại Việt Nam thường gặp phải nhiều khó khăn do sự khác biệt về luật pháp và khoảng cách địa lý. Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thành phần hồ sơ, quy trình thủ tục nhằm ước lượng được thời gian cần có mặt ở Việt Nam để thực hiện các công việc liên quan đến khai nhận di sản thừa kế.
Thông thường, các bước thủ tục để được hưởng di sản thừa kế sẽ không quá phức tạp, tuy nhiên, với di sản thừa kế là nhà đất và người được hưởng thừa kế là Việt kiều thì hồ sơ cần thiết cũng như thủ tục hưởng thừa kế sẽ có sự phức tạp nhất định.
4.1. Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị
Giấy tờ tùy thân của người được hưởng di sản là Việt kiều:
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm tạo lập nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở;
Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu nước ngoài còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở.
Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết: giấy chứng tử, báo tử, bản án tuyên bố đã chết, …
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản (nếu phần di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu): sổ hồng, sổ đỏ, Giấy trắng hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác.
Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản nếu thừa kế theo pháp luật: như Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, Bản án, quyết định của Tòa án …
4.2. Trình tự thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cho Việt kiều
Bước 1: Khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là thủ tục hành chính nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng di sản đối với tài sản của người đã chết.
Việc khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là bất động sản phải được thực hiện tại phòng hoặc văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.
Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.
Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản và nơi có bất động sản nếu di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản.
Nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người chết có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người đã chết.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế thì sẽ xác định là nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.
Bước 3: Ký chứng nhận và trả văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng
Công chứng viên sẽ đối chiếu kỹ lưỡng các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế mà Việt kiều cung cấp, sau đó mới ghi lời chứng và ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản. Cuối cùng, sau khi hoàn tất thủ tục công chứng và nộp phí, Việt kiều sẽ chính thức nhận được văn bản xác nhận phần di sản mà mình được hưởng.
4.3. Phạm vi công việc của Văn phòng luật sư Tô Đình Huy
Thủ tục thừa kế nhà đất tại Việt Nam khá phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về các quy định pháp luật liên quan đến nhà đất, thừa kế và thủ tục hành chính. Để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi hợp pháp, tránh rủi ro cho các Việt kiều và thực hiện thủ tục nhanh chóng, chúng tôi với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho Quý khách hàng các công việc cụ thể như sau:
- Tư vấn pháp luật về điều kiện hưởng di sản thừa kế nhà đất của Việt kiều, thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, các điều kiện để được sở hữu nhà đất tại Việt Nam khi nhận thừa kế nhà đất và các quy định pháp luật có liên quan, quyền và nghĩa vụ (thuế, phí, lệ phí) khi thực hiện các thủ tục trên;
- Tư vấn hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều và thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho Việt kiều;
- Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ liên quan;
- Kiểm tra tính pháp lý các giấy tờ của khách hàng;
- Hỗ trợ cho khách hàng công chứng văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều và các giấy tờ có liên quan;
- Liên hệ đo vẽ hiện trạng nhà đất và kiểm tra hiện trạng nhà đất trong trường hợp cần thiết lập bản vẽ mới để đổi sổ hồng/sổ đỏ/giắchúng nhận mới;
- Soạn thảo các giấy tờ liên quan và hoàn thiện hồ sơ đăng bộ cấp Giấy chứng nhận cho Việt kiều;
- Đại diện nộp hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất cho Việt kiều;
- Đại diện theo dõi hồ sơ, làm việc với các cơ quan, cán bộ thụ lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện khai thuế và thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế;
- Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (sổ hồng, sổ đỏ) và bàn giao lại cho Quý khách.
5. Vì sao khách hàng chọn Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy là đơn vị đã có bề dày hoạt động, với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, chính quy và có chuyên môn sâu trong việc tư vấn và thực hiện dịch vụ khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều. Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn, cung cấp các dịch vụ pháp lý và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế về tư vấn và thực hiện dịch vụ khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều và các vấn đề liên quan, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất về tư vấn và thực hiện dịch vụ khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều và mang lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng.
Ngoài vấn đề chuyên môn, chúng tôi luôn thực hiện dịch vụ tư vấn và thực hiện dịch vụ khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều với tinh thần, trách nhiệm và sự tận tâm cao nhất, xây dựng niềm tin, sự an tâm và an toàn pháp lý cho khách hàng.
Đồng thời, chúng tôi luôn ý thức tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư trong quá trình thực hiện tư vấn và thực hiện dịch vụ khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tư vấn và thực hiện dịch vụ khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều.
Chúng tôi cam kết và chịu trách nhiệm bảo mật tất cả các khoản mục, điều kiện của hợp đồng/thỏa thuận nào được thiết lập, ký kết và tất cả giấy tờ, tài liệu, thông tin mà Văn phòng Luật sư có được từ tư vấn và thực hiện dịch vụ khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều. Văn phòng Luật sư cam kết không công bố hay truyền đạt các vấn đề liên quan đến hợp đồng và công việc này đến Bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước yêu cầu.
6. Báo phí và phương thức tư vấn thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý tư vấn và thực hiện thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
Khách hàng có vướng mắc các vấn đề liên quan và có nhu cầu Tư vấn thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều, xin vui lòng liên hệ với Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy. Chúng tôi rất hân hạnh được tư vấn pháp luật cho Quý khách hàng theo các phương thức sau:
i) Tư vấn trực tiếp tại văn phòng
- Khách hàng có điều kiện đến trực tiếp Văn phòng chúng tôi tư vấn sẽ hiệu quả nhất. Việc khách hàng đến trực tiếp tại Văn phòng luật sư sẽ là cơ hội để Luật sư và khách hàng gặp trực tiếp, trao đổi chi tiết, cặn kẽ để nắm bắt sự việc cũng như yêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác nhất, qua đó chúng tôi cũng nhanh chóng đưa ra các giải pháp tư vấn cụ thể.
- Chúng tôi tiếp nhận tư vấn pháp luật cho khách hàng tất cả các ngày trong tuần.
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần: Từ 8h30 đến 17h30
- Khách hàng tham khảo địa chỉ và định vị vị trí địa chỉ tại mục Liên hệ của website chúng tôi.
- Phí tư vấn pháp luật trực tiếp được chúng tôi niêm yết cụ thể tại Văn phòng làm việc của chúng tôi. Phí tư vấn được tính theo giờ và theo lĩnh vực. Phí tư vấn trực tiếp được chúng tôi tính theo giờ, phí tư vấn từ 300.000 đồng/giờ tư vấn.
ii) Tư vấn qua số điện thoại miễn phí
Chúng tôi sử dụng số 0978845617 và số 0909160684 làm Hotline cho Văn phòng. Số điện thoại Hotline sẽ xử lý các tình huống khẩn cấp và tư vấn miễn phí đối với các tình huống pháp lý ngắn gọn và đơn giản.
- Số điện thoại trên chúng tôi có sử dụng Zalo. Hãy kết bạn zalo với chúng tôi để được xem xét hồ sơ và tư vấn miễn phí.
- Trong giờ hành chính (Từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần: Từ 8h30 đến 17h30) khách hàng có thể liên hệ số: 028.38991104 để gặp các Chuyên viên tư vấn và luật sư của chúng tôi.
iii) Tư vấn qua các công cụ trực tuyến như Messenger và Zalo, Email
- Trên các website, chúng tôi có gắn công cụ để gọi điện trực tiếp, gọi và nhắn tin và các công cụ Messenger và Zalo. Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng click vào biểu tượng cần liên hệ để nhanh chóng kết nối với chúng tôi.
Chúng tôi hy vọng các phương thức tư vấn pháp luật của chúng tôi sẽ đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi để trải nghiệp dịch vụ tốt nhất !
Thông tin liên hệ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tư vấn và thực hiện thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn và thực hiện thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà đất cho Việt kiều, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://luatnhadat.net là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc