Con riêng đòi chia di sản thừa kế
- Thứ hai - 29/10/2012 10:59
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bố mẹ tôi có một người con là tôi, bố tôi được ông nội cho thừa kế một mảnh đất, sau một năm mẹ tôi mất bố tôi cho tôi mảnh đất thừa kế này làm nhà và gia đình tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Sau đó bố tôi lấy vợ hai sinh được bốn người con và mua một mảnh đất, gia đình bố tôi và bà hai ở trên đất này. Sau vài năm bố tôi mất bà hai có mua thêm một miếng đất. Nay bà hai muốn tôi chia cho một người con riêng một phần chỗ đất mà bố tôi cho tôi và đã được cấp sổ đỏ có được không?
Để tiện theo dõi chúng tôi tạm xác định người bố là A, bà vợ cả là B, người con riêng của A và B là C. Bà vợ hai là D. Mảnh đất thừa kế của ông nội là số 1, mảnh đất mà bố mua khi lấy bà vợ hai là số 2 và mảnh đất bà vợ hai mua sau khi bố mất là số 3.
Căn cứ Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng…”. Như vậy mảnh đất số 1 là tài sản riêng của A vì có trước khi lấy bà vợ hai do ông nội cho thừa kế. Căn cứ Điều 201 Bộ luật dân sự(1) quy định: Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình bằng cách tặng cho nguời khác. Như vậy A cho C mảnh đất này và gia đình C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Như vậy mảnh đất này đã là tài sản của gia đình C.
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung của vợ chồng là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân.
Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.
Như vậy mảnh đất số 2 sẽ là tài sản chung hợp nhất của A và D. Sau khi A chết mảnh đất số 2 này sẽ là di sản thừa kế. Vì mảnh đất này là tài sản chung của vợ chồng do đó 50% là tài sản của D. Phần tài sản chia thừa kế chỉ là 50% thuộc phần của A. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự(2) thì di sản này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: D, C và bốn người con riêng của A và D.
Điểm a khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Còn mảnh đất số 3 là tài sản riêng của D vì khi mua A đã chết. Do đó C không có phần trong mảnh đất này.
Tóm lại: C không có nghĩa vụ phải chia cho một người con riêng của D từ mảnh đất số 1 mà còn được hưởng quyền lợi từ mảnh đất số 2.
-----------------------------------------
(1) Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Quyền định đoạt là chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó".
(2) Khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại".
Căn cứ Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng…”. Như vậy mảnh đất số 1 là tài sản riêng của A vì có trước khi lấy bà vợ hai do ông nội cho thừa kế. Căn cứ Điều 201 Bộ luật dân sự(1) quy định: Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình bằng cách tặng cho nguời khác. Như vậy A cho C mảnh đất này và gia đình C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Như vậy mảnh đất này đã là tài sản của gia đình C.
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung của vợ chồng là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân.
Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.
Như vậy mảnh đất số 2 sẽ là tài sản chung hợp nhất của A và D. Sau khi A chết mảnh đất số 2 này sẽ là di sản thừa kế. Vì mảnh đất này là tài sản chung của vợ chồng do đó 50% là tài sản của D. Phần tài sản chia thừa kế chỉ là 50% thuộc phần của A. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự(2) thì di sản này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: D, C và bốn người con riêng của A và D.
Điểm a khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Còn mảnh đất số 3 là tài sản riêng của D vì khi mua A đã chết. Do đó C không có phần trong mảnh đất này.
Tóm lại: C không có nghĩa vụ phải chia cho một người con riêng của D từ mảnh đất số 1 mà còn được hưởng quyền lợi từ mảnh đất số 2.
-----------------------------------------
(1) Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Quyền định đoạt là chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó".
(2) Khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại".