Tranh chấp mua nhà bằng giấy tay

Tôi được Anh, Chị gọi vào làm nghề đóng giày từ đầu năm 2001 và nói với tôi bằng miệng là giữ dùm tiền công để sau này có đủ thì mua cho tôi 01 miếng đất, làm nhà rồi cưới vợ cho tôi. Tôi đã L/v đến tháng 04/2004 thì anh chị tổ chức cưới vợ cho tôi, đến T.07/2004 anh chị tôi làm nhà trên mảnh đất đã mua trước đây cho vợ chồng tôi ở ( quà trình làm nhà Ba, Má tôi nghe tin cũng gửi lên cho anh chị 05 chỉ vàng), trước khi giao nhà anh chị ra điều kiện với tôi là phải làm việc cho anh chị hết năm 2004 thì căn nhà và đất này thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng đất của Vợ chồng tôi, tôi đồng ý và đã thực hiện xong. Đến nay do anh chị làm ăn bị thua lỗ nợ nần, nên đã dùng giấy mua đất (giấy viết tay ko công chứng, chứng thực) rồi poto gửi UBND phường đòi lại nhà và đất của tôi. Xin chỉ cách cho tôi bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. xin cám ơn trước
Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2003, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể... Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Căn cứ các quy định của các pháp luật nêu trên, do giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với người anh họ của bà không có sự chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất, nên là giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức. Trong trường hợp bà khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp, Toà án sẽ quyết định buộc bà và người anh họ của bà cùng làm lại các thủ tục theo đúng quy định về hình thức của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất; nếu một trong hai bên cố tình không làm lại các thủ tục đó thì tòa án mới tuyên bố giao dịch này vô hiệu và bên cố tình không làm lại các thủ tục đó là bên có lỗi.

Căn cứ quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là: không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền… Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
 Như vậy bạn có thể khởi kiện ra tòa, để được tòa án giải quyết. Có thể chị bạn phải hoàn thiện thủ tục mua đất cho bạn hoặc trả lại số tiền mua đất cho bạn.