Bán hàng hóa giả nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng sẽ bị xử lý như thế nào

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại bánh trung thu giả nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng, gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đề nghị cho biết, hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Điều 12 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định, hành vi sản xuát hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt nêu trên đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
- Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
- Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
 Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả loại bỏ yếu tố vi phạm nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả;
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
 Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm.
 Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.

Nguồn: pbgdpl.moj.gov.vn