- Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Chuẩn bị lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần).
-
Đối với người nộp hồ sơ không phải là chủ đầu tư thì phải được sự ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật.
-
Đối với công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
Trong trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ để cấp giấy phép được hướng dẫn đầy đủ bằng văn bản một lần cho người nộp hồ sơ, hoặc không cấp giấy phép xây dựng được trả lời trước thời hạn cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
* Bước 3 : Nhận giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần).
- Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);
+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 7 hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc giấy xác nhận về nhà, đất không có tranh chấp, khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND ngày 17/01/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố;
+ Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có);
* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện
* Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có
* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Công thương huyện
* Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
- Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép
- Lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/giấy phép
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
* Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (nhà ở nông thôn)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn các quy định về cấp giấy phép xây dựng phải phù hợp tình hình thực tế ở địa phương. Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung, điểm dân cư dọc các tuyến đường thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.
* Nhà ở riêng lẻ tại điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xác định) thì được phép xây dựng tối đa hai tầng (trệt, 01 lầu) với tổng diện tích sàn xây dựng không quá 200m
2.
* Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố;
* Bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử-văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật
* Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m
2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện
* Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
* Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001
* Luật Xây dựng năm 2003;
* Luật Điện lực năm 2004;
* Luật Nhà ở năm 2005;
* Bộ Luật Dân sự năm 2005;
* Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.
* Nghị định số 118/2004/ NĐ-CP ngày 10/05/2004 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
* Nghị định số 35/2003/ NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
* Nghị định số 209/2004/ NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủi về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
* Nghị định số 180/2007/ NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
* Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
* Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 2005/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảovệ hạ tầng giao thông đường bộ
* Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị
* Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng
* Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
* Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
* Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư.
* Quyết định số 17/2006/QĐ-BXD ngày 07/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định tạm thời về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê để ở.
* Chỉ thị số 02/2007/CT-BXD ngày 07/02/2007 của Bộ Xây dựng về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây dựng.
* Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 của Bộ Xây dựng về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng.
* Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.
* Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an về việc Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
* Quyết định số 4555/QĐ-UB-QLĐT ngày 22/6/ 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc cấp phép xây dựng sửa chửa nhà vắng đồng sở hữu chủ.
* Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND ngày 17/01/ 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố
* Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố
* Quyết định số 6982/QĐ-UB-QLĐT ngày 30/09/1995 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt lộ giới chỉ giới đường đỏ các tuyến đường thành phố Hồ Chí Minh
* Quyết định số 4963/QĐ-UB-QLĐT ngày 30/08/ 1999 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt lộ giới (chỉ giới đường đỏ) đợt 2 các tuyến đường thành phố.
* Quyết định số 2125/QĐ-UB-ĐT ngày 06/04/2000 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng cầu Ông Lãnh và mở rộng đường Khánh Hội.
* Quyết định số 52/2005/QĐ-UB ngày 30/ 03/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định trình tự thủ tục phá dỡ công trình xây dựng hư hỏng, có nguy cơ sụp đổ tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Quyết định số 150/2004 /QĐ-UB ngày 09/06/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định quản lý sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh rạch thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
* Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/ 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quản lý kiến trúc đô thị đối với 4 ô phố trước Hội trường Thống Nhất thuộc phường Bến Nghé, quận 1.
* Chỉ thị số 04/2007/CT-UBND ngày 18/01/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường kiểm tra các công trình xây dựng sai phép, không có giấy phép xây dựng, vi phạm quy trình quản lý chất lượng.
* Chỉ thị số 09/2007/CT-UBND ngày 27/03/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc bảo đảm an toàn công trình lân cận, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
* Chỉ thị số 30/2003/CT-UB ngày 24/12/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc giải quyết một số vấn đề nhà, đất trong khu vực có quy hoạch chi tiết và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết.
* Văn bản số 1600/BXD-VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình .
* Thông báo số 46/TB-UB-QLĐT ngày 17/5/ 1996 của Ủy ban nhân dân thành thố về việc bảo tồn cảnh quan kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
* Văn bản số 3606/UB-QLĐT ngày 19/10/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thoả thuận quy hoạch và tầng cao công trình xây dựng.
* Văn bản số 5387/SXD-CPXD ngày 07/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xác định các tuyến, trục đường phố chính trên địa bàn thành phố để phân công thẩm quyền cấp phép xây dựng.
* Văn bản số 5481/UBND -ĐT ngày 02/08/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xác định các tuyến, trục đường phố chính trên địa bàn TP để phân công thẩm quyền cấp phép xây dựng.
* Văn bản số 2324/SXD-CPXD ngày 07/4/2008 của Sở Xây dựng về việc cấp phép xây dựng đối với công trình đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở.
* Văn bản số 29/STP-VB ngày 10/01/2001 của Sở Tư Pháp về việc cấp phép xây dựng, sửa chửa nhà vắng cộng đồng sở hữu.
Chúng tôi trên mạng xã hội