- Xác nhận nhà, đất không tranh chấp;
- Bảo lãnh nhập khẩu;
- Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Vay vốn ngân hàng…
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: - Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định.
Bước 2: - Nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
- Cán bộ địa chính phường – xã, thị trấn kiểm tra tính đầy đủ
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: - Nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường xã, thị trấn (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
-
Đơn xin xác nhận tình trạng nhà, đất (02 mẫu đơn).
-
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở;
-
Các giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết:
-
Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu;
-
Trong trường hợp cần xác minh làm rõ thì ra biên nhận cho người dân và không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
- Lệ phí (nếu có): 2.000 đồng/trường hợp
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): Mẫu đơn xác nhận tình trạng nhà, đất (Tùy theo nội dung của từng việc cụ thể mà có các mẫu đơn liên quan cần xác nhận).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Người đi xác nhận phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc đất ở và phải có mặt để ký vào văn bản trước mặt người chứng thực.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
-
Luật Nhà ở ngày 09/12/2005;
-
Luật Cư trú ngày 29/11/2006;
-
Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;
-
Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
-
Thông tư số 93/2002/TT-BTC ngày 21/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí địa chính;
-
Thông tư số 11/2008/TT-BCA C11 ngày 07/11/2005 của Bộ Công An về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 515/CP ngày 10/05/1997 và Nghị định 108/2005/NĐ-CP ngày 19/08/2005 về đăng ký và quản lý hộ khẩu;
-
Chỉ thị số 21/2007/CT-UBND ngày 27/07/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện Luật cư trú năm 2006 và các quy định của pháp luật đăng ký và quản lý cư trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
-
Văn bản số 6332/SXD-CCQNĐ ngày 20/08/2007 của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí minh về việc xác nhận tình trạng nhà ở để lập thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Luật cư trú.
Chúng tôi trên mạng xã hội