Thủ tục Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở

-  Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
Chuyên viên tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ ghi giấy hẹn trao cho người nộp
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợăc chưa hợp lệ thì hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
* Bước 3: Nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
-  Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
-  Thành phần, số lượng hồ sơ:
          * Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường nơi có đất (theo mẫu)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).
+  Bản vẽ hiện trạng vị trí khu đất xin chuyển mục đích sử dụng đất đã được Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội nghiệp (bản chính).
+  Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của chủ sử dụng đất (bản sao y, chứng thực).
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ
-  Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
-  Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
-  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân quận -huyện
* Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
* Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Quản lý đô thị quận; Phòng Công thương huyện; Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn nơi có đất.
-  Kết quả thủ tục hành chính:
+ Giấy chứng nhận (trường hợp cấp mới)
+ Điều chỉnh biến động diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .
          -  Lệ phí (nếu có):
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Mức thu 25.000 đồng/giấy tại quận; không thu tại huyện
+ Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động vế đất đai: Mức thu 15.000 đồng/lần tại quận; 7.500 đồng/lần tại huyện
-  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép. (Mẫu 11/ĐK)
-  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Diện tích không quá 160 m2 (trường hợp chuyển mục đích sang đất ở)
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt
Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất hoặc giao đất làm nhà ở
+ Thẩm tra pháp lý đất, đối chiếu với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, Hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu vực quy hoạch phát triển đô thị, đối với những khu vực đất còn trống nằm xen cài trong khu dân cư hiện hữn và không thể mở rộng diện tích để đầu tư theo dự án; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực.
          + Đối với đất ở, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo phù hợp quy hoạch và các điều kiện sau:
(1). Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi trừ lộ giới, diện tích tối thiểu như sau:
- Khu vực 1 gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình: diện tích tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m.
- Khu vực 2 gồm các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức và các thị trấn, các huyện được quy hoạch đô thị hóa: diện tích tối thiểu là 80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m.
- Khu vực 3 gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ các thị trấn, các huyện và khu vực thuộc huyện được quy hoạch đô thị hóa: diện tích tối thiểu là 120m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 7m.
(2). Đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu.
(3). Trường hợp thửa đất khi tách thửa sẽ hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác: UBND quận, huyện có trách nhiệm duyệt quy hoạch tổng mặt bằng đảm bảo đáp ứng được những điều kiện hạ tầng kỹ thuật nêu trên. Diện tích làm đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác được đưa vào sử dụng chung theo quy hoạch được duyệt.
-  Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
          * Luật Đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004;
* Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (có hiệu lực ngày 16/11/2004).
* Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
* Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2007.
* Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
* Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ qui định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

Xem : 1086 -- Tải biểu mẫu đính kèm

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây