Thủ tục Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân
- Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
Chuyên viên tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ ghi giấy hẹn trao cho người nộp
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợăc chưa hợp lệ thì hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
* Bước 3: Theo giấy hẹn người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện để nhận kết quả giải quyết (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
- Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện
* Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
* Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
- Kết quả thủ tục hành chính: Chứng nhận biến động lên trang 4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Lệ phí (nếu có):
+ Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động vế đất đai: Mức thu 15.000 đồng/lần tại quận; 7.500 đồng/lần tại huyện
+ Lệ phí trước bạ
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
+ Mẫu số 05/HĐCĐ (nếu chứng thực hợp đồng tại các phòng công chứng )
+ Mẫu số 35/HĐCĐ (nếu chứng thực hợp đồng tại xã, phường, thị trấn )
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
* Luật Đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004;
* Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (có hiệu lực ngày 16/11/2004).
* Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
* Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
* Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
* Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ;
* Thông tư số 02/2007/TT-BTC ngày 08/1/2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
* Thông tư liên tịch số 04 /2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
* Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành mức thu lệ phí địa chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi trên mạng xã hội