Hiện nay có rất nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra, điển hình là tranh chấp hợp đồng thuê nhà, lý do tranh chấp thường là bên cho thuê đã đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi chưa hết thời hạn thuê theo hợp đồng; hoặc do bên thuê không thanh toán tiền thuê đúng với thỏa thuận trong hợp đồng.
Như vậy khi xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê nhà, các bên cần lưu ý các vấn đề sau đây:
-
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà
Vì bản chất của hợp đồng thuê nhà là một giao dịch dân sự nền khi các bên xảy ra tranh chấp, các bên nên tự tiến hành thương lượng, thỏa thuận, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau. Trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà bằng cách lượng lượng, một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Theo đó trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án tại Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:
(i) Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thuê nhà. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
(ii) Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý;
(iii) Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử.
-
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà
-Về thẩm quyền giải quyết theo vụ việc: Theo quy định của Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND;
-Về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:
Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đối với những tranh chấp dân sự, trong đó có tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự thì nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện hợp đồng để giải quyết; nếu không có lựa chọn của nguyên đơn thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, trừ trường hợp các đương sự có thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của nguyên đơn;
-Về thẩm quyền theo cấp:
Theo Điêu 35, 36 và 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự, trừ trường hợp các tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cận phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hay Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh thấy cần thiết giải quyết tại tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Nhìn chung, những vấn đề tranh chấp hợp đồng thuê nhà hiện tại diễn ra không ít, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn ra khiến cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp không trụ nổi và phải trả mặt bằng, nợ tiền thuê nhà,... Tuy nhiên, để hạn chế những vấn đề tranh chấp có thể xảy ra, cả hai bên liên quan nên chú trọng những nội dung trong hợp đồng, ghi rõ và đầy đủ những điều khoản, dự liệu các sự kiện có thể dẫn đến tranh chấp.
Để được tư vấn cụ thể về các trường hợp tranh chấp hợp đồng thuê nhà, hoặc soạn thảo hợp đồng thuê, Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY
Trụ sở: A10-11 Toà nhà Centana, Số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283. 8991104/ Fax: 0283. 8991104
Di động: 0909160684 hoặc 090 7676470
Email: info@luatsuhcm.com/ lsphung@luatsuhcm.com
Chúng tôi trên mạng xã hội