- Yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng khi một trong các bên thực hiện không đầy đủ, đúng thời hạn theo thỏa thuận;
- Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu về nội dung, hình thức để hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận;
- Tranh chấp về diện tích thực tế chuyển nhượng so với diện tích được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …
- Đối tượng của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
- Các chủ thể tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định trong pháp luật đất đai cũng như những chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.
Trong xã hội hiện đại phức tạp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng có thể tìm hiểu ở một số khía cạnh sau:
- Hiện nay, trong quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước việc thu hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm. Trong khi đó, sự gia tăng dân số ở tỷ lệ cao, cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng được vấn đề giải quyết việc làm và cuộc sống cho người lao động. Đặc biệt do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm cho giá đất tăng đã và đang là những áp lực lớn gây nên tình trạng kiếu kiện, tranh chấp đất đai và trong đó tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra một cách gay gắt.
- Về chính sách, pháp luật đất đai chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang có nhiều biến động. Hơn nữa, thực tế áp dụng các chính sách còn nhiều tuỳ tiện. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thi hành các điều luật đã quy định chậm được ban hành làm cho việc áp dụng pháp luật được thực hiện một cách cầm chừng, thiếu hiệu quả. Nhiều văn bản pháp luật đất đai chưa thực sự đi vào cuộc sống.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai chưa thực sự đạt được
hiệu quả tích cực và sâu rộng, vì thế trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân còn hạn chế.
Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc giải quyết các tranh chấp đất đai là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được hiệu quả, vai trò trong đời sống xã hội. Trong thực tế hiện nay có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp đất đai như hòa giải, giải quyết tại UBND và giải quyết thông qua Tòa án.
a. Hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả
nhằm giúp các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên tranh chấp.
Hòa giải tranh chấp đất đai có thể thực hiện thông qua hai hình thức là hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Hòa giải tại cơ sở thực hiện tại cộng đồng dân cư thông qua tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở thực hiện theo quy định của pháp lệnh hòa giải ở cơ sở, theo những quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Còn hòa giải tại UBND được thực hiện sau khi hòa giải tại cơ sở không đạt kết quả và một bên gửi đơn đến UBND xã để yêu cầu tổ chức việc hòa giải.
b. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp đất đai mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong số các loại giấy tờ về Quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 (các giấy tờ hợp lệ về đất đai) thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Xét về bản chất, các tranh chấp đất đai thuộc dạng này là các tranh chấp về việc xác định ai là người sử dụng hợp pháp, do đó, để trả lời câu hỏi này thì chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có khả năng và thẩm quyền đưa ra lời giải chính xác. Bởi lẽ, cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, có đầy đủ thông tin, số liệu, hồ sơ địa chính về từng thửa đất cũng như nắm rõ nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất nên biết rõ ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đối với những tranh chấp này, các quyết định của UBND có thẩm quyền có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tranh chấp.
c. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường tố tụng
Đối với tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đai và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại Điều này nhưng có yêu cầu Tòa án giải quyết thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và lâu đời nhất. Hình thức giải quyết này thông qua cơ quan quyền lực công có chức năng xét xử để đưa ra một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với các bên tham gia tranh chấp, là cơ sở để các cơ quan hành chính nhà nước về đất đai có những điều chỉnh phù hợp theo nội dung quyết định, bản án đã nêu. Ngoài ra,
theo tổ chức bộ máy nhà nước thì Tòa án được tổ chức và có cơ chế hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên các phán quyết của Tòa án đảm bảo sự công bằng, khách quan, công minh.
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm các công việc:
a. Giai đoạn tiền tố tụng:
Luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận thông tin và hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết;
- Tư vấn cho khách hàng từ sơ bộ đến cụ thể về các vấn đề có liên quan đến vụ việc như: loại tranh chấp, thời hiệu giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và trình tự giải quyết tranh chấp;
- Tổ chức thương lượng, hòa giải giữa các bên tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Tư vấn cơ sở pháp lý đối với yêu cầu của khách hàng và đề ra giải pháp, định hướng giải quyết vụ việc;
- Xác định đối tượng, phạm vi khởi kiện, thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Soạn thảo, hoàn thiện Hồ sơ khởi kiện;
- Nộp Hồ sơ khởi kiện.
b. Giai đoạn tố tụng:
Luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn và tham gia cùng khách hàng trong các công việc sau:
- Cung cấp chứng cứ và hoàn thiện Hồ sơ vụ án;
- Soạn thảo đơn, Văn bản cần thiết liên quan tới nội dung tranh chấp;
- Soạn thảo, gửi Văn bản ý kiến bào chữa, bảo vệ khách hàng
- Đại diện khách hàng tham gia tranh tụng tại tòa án, Cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
c. Giai đoạn sau tố tụng:
Luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn và tham gia cùng khách hàng trong các công việc sau:
- Khi sự việc kết thúc bằng bản án/quyết định có hiệu lực, chúng tôi sẽ cử đại diện yêu cầu thi hành bán án, đại diện tham gia tại cơ quan thi hành án và thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ các bên theo bản án/quyết định.
- Hoặc xác định căn cứ khiếu nại, kháng cáo đối với Bản án, Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Soạn thảo Đơn khiếu nại, Đơn kháng cáo;
- Chuẩn bị Hồ sơ và các tài liệu cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo;
- Nộp đơn yêu cầu thi hành án, hoãn thi hành án…
- Đôn đốc, thúc đẩy nhanh chóng quá trình Thi hành án;
- Đảm bảo quyền lợi của khách hàng được thực thi trọn vẹn.
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy - chuyên sâu trong việc nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chúng tôi cam kết sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909160684 để nhận được sự tư vấn sơ bộ về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và được hỗ trợ kịp thời. Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý tranh chấp về thừa kế có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
Chúng tôi trên mạng xã hội