Tư vấn luật nhà đất| Dịch vụ nhà đất


In ra
Lưu bài viết này

Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án

Đăng lúc: Thứ tư - 21/09/2016 11:30 - Người đăng bài viết: Luật sư Huy
Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án

Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án

Tranh chấp đất đai đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết, theo trình tự, Tòa án sẽ tiến hành tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai. Như vậy, cơ sở cho việc hòa giải, chủ thể tham gia và thủ tục hòa giải tại Tòa án được pháp luật quy định như thế nào? Ý nghĩa hoạt động này. Chúng tôi xin được giới thiệu như sau:
1. Quy định về phạm vi các vụ việc mà Tòa án tiến hành hòa giải
Căn cứ quy định tại Điều 136 của Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung tại Điều 264 của Luật Tố tụng Hành chính năm 2010), quy định: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoảng 1, 2 và 5, Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất do TAND giải quyết. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có các loại giấy tờ trên thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các cấp. Luật đất đai năm 2013 vẫn kế thừa tinh thần của các quy định trên. 
2. Quy định về các chủ thể trong hòa giải
-   Các chủ thể tiến hành hòa giải: Khoản 1 và 2 Điều 184 BLTTDS sửa đổi có quy định những người tiến hành hòa giải bao gồm Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, thư ký Tòa án ghi biên bản ghi bên bản hòa giải. Đây là điểm mới của BLTTDS sửa đổi, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước kia chưa có quy định cụ thể về những chủ thể tiến hành hòa giải. 
-   Chủ thể tham gia hòa giải: Ngoài chủ thể tiến hành hòa giải, phiên hòa giải còn bao gồm chủ thể tham gia hòa giải, được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 184 BLTTDS sửa đổi, bao gồm:  
+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
+ Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng việt.
3.      Thủ tục hòa giải
3.1 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai trước khi mở phiên tòa sơ thẩ m
-    Triệu tập đương sự
-     Tổ chức phiên hòa giải 
-     Xử lý kết quả hòa giải 
+ Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải không thành
+ Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải thành 
3.2  Thủ tục công nhận thỏa thuận về tranh chấp đất đai tại phiên tòa sơ thẩm
Một trong những nguyên tắc hòa giải là nguyên tắc về trách nhiệm hòa giải của Tòa án, được quy định tại Điều 10 BLTTDS sửa đổi. Theo đó thì hòa giải là trách nhiệm bắt buộc của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
3.3  Thủ tục công nhận thỏa thuận về tranh chấp đất đai tại Tòa án cấp phúc thẩm
Theo quy định của BLTTDS sửa đổi và Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 thì Tòa án cấp phúc thẩm không bắt buộc phải hòa giải tranh chấp đất đai trước khi mở phiên tòa phúc thẩm. 
Việc công nhận thỏa thuận tranh chấp đất đai của các đương sự được tiến hành theo Điều 19 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
Như vậy, việc tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai được tổ chức tại cấp sơ thẩm. Đây là cơ hội để các tìm tiếng nói chung trong vụ việc, nó đóng vai trò quan trọng bởi lẽ:
Nếu hòa giải thành: Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định có hiệu lực ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Như vậy, xem như vụ việc kết thúc, các bên không phải tốn thời gian, chi phí cho các công việc có thể phát sinh và kéo dài như: Đo đạc, định giá, thu thập chứng cứ từ các cơ quan quản lý đất đai…
Nếu hòa giải không thành thì đây là giai đoạn tố tụng để các bên nắm rõ được ý chí, nguyện vọng của các bên còn lại, xem xét đánh giá quan điểm, chứng cứ bên còn lại đưa ra để có cái nhìn tổng quan về vụ việc từ đó xác định các công việc cần thực hiện tiếp theo.
Với mức độ quan trọng như vậy, việc có Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện theo ủy quyền từ Văn phòng Luật sư, những người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong các vụ án tranh chấp đất đai sẽ tư vấn và đại diện cho thân chủ đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Chúng tôi rất hạnh hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật các lĩnh vực pháp luật các anh/chị có thể liên hệ qua số 0909 160684 (Ls Phụng) hoặc 097 88 456 17 (Ls Huy) để hẹn gặp luật sư và báo phí dịch vụ. Chúng tôi tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà đối với khách hàng sử dụng dịch vụ các quận nội thành TP.HCM

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 378
  • Khách viếng thăm: 376
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 14234
  • Tháng hiện tại: 2035782
  • Tổng lượt truy cập: 25593055

Thông tin liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH
A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Q.2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028. 38 991104 - 35 126565
Di động: 0909 160684 - 0978845617
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cell: 
 0967388898
Email: lschinh@luatsuhcm.com

Quảng cáo


Dịch vụ