Tư vấn luật nhà đất| Dịch vụ nhà đất


In ra
Lưu bài viết này

Chia thừa kế nhà và chia tài sản chung

Đăng lúc: Thứ hai - 05/12/2016 10:26 - Người đăng bài viết: minhhieniu
Chia thừa kế nhà và chia tài sản chung

Chia thừa kế nhà và chia tài sản chung

Trong ngày 19 tháng 6 năm 2012 tại phòng xử án, Tòa án nhân dân Quận 4 mở phiên tòa công khai để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số: /2012/TLST-DS ngày tháng năm 2012 về “Chia tài sản chung và tranh chấp thừa kế nhà” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số /2012/QĐXX - ST ngày tháng năm 2012
”                                            NHÂN DANH
                                            NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                            ***    
     TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 4 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH    
                                                Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có :                  
 
  - Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Bà Lê Thị Hằng 
  - Các Hội thẩm nhân dân:  
                              1/  
                              2/  
 - Đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận 4: Bà Phan Thị Tư - Kiểm sát viên.
 - Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Cẩm Hồng, cán bộ Tòa án nhân dân Quận 4.
Trong ngày 19 tháng 6 năm 2012 tại phòng xử án, Tòa án nhân dân Quận 4 mở phiên tòa công khai để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số:       /2012/TLST-DS ngày     tháng      năm 2012 về “Chia tài sản chung và tranh chấp thừa kế nhà” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số       /2012/QĐXX - ST ngày     tháng     năm 2012, giữa:
{                
            
        - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:Trần Thị Thu Hằng – Hội viên Hội Luật gia Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh (Có mặt)
 
NHẬN THẤY
Theo đơn khởi kiện đề ngày 30/11/2011 và các lời khai tiếp theo nguyên đơn bà Nguyễn Thị Bé Hai trình bày: Cha bà là Nguyễn Văn Chiểu (chết năm 1977) và mẹ là Trần Thị Thường (chết năm 2006). Cha mẹ bà có 05 người con chung là Nguyễn Thị Bé Hai, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Điệp, Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Văn Phương.
Trước đây cha mẹ bà có tạo lập được căn nhà R3 cư xá Vĩnh Hội, Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4 theo hợp đồng đoạn mãi có chứng thực của Chính quyền chế độ cũ. Ước tính hiện nay giá trị căn nhà là 800.000.000đồng. Cha mẹ chết không để lại di chúc, các anh chị em sống chung trong căn nhà nhưng do cá tính nên thường xảy ra xô xát, cụ thể Nguyễn Văn Sơn đã được mẹ mua đất cho ra ở riêng nhưng vợ chồng ông Sơn trở lại tá túc trong căn nhà này. Còn Nguyễn Văn Phương giữ giấy tờ chính của căn nhà nhưng không chịu hợp tác với anh chị em để kê khai di sản và hợp thức hóa căn nhà, vì vậy gia đình lúc nào cũng bất ổn, có lúc phải nhờ chính quyền địa phương can thiệp, giải quyết nhưng không đạt được như ý muốn. Để tránh tình trạng này kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng nên bà khởi kiện yêu cầu phân chia di sản của cha mẹ cho 05 anh chị em, cá nhân bà được hưởng 1/5 giá trị là 160.000.000đồng. Để thuận lợi cho việc thi hành án yêu cầu mỗi người trở về nhà riêng của mình, để trống căn nhà, phát mãi phân chia.
 Bị đơn Nguyễn Văn Sơn trình bày: Ông xác định căn nhà R3 cư xá Vĩnh Hội là do cha mẹ tạo lập và để lại cho 05 anh chị em ông, do đó ông thống nhất giá trị của căn nhà là 800.000.000đồng và đồng ý phân chia cho cho 05 anh chị em. Tuy nhiên, do thực tế gia đình ông đang ở trong căn nhà này nên ông yêu cầu được lấy nhà thanh toán tiền cho các anh chị em khác. Đồng thời ông Sơn có đơn yêu cầu phản tố với nội dung ngoài căn nhà R3, cha mẹ ông còn tạo lập được căn nhà kế R2 (số khác R3 Bis) Cư xá Vĩnh Hội, căn nhà này được xây dựng trên đất lấn chiếm đất chung của cư xá trước năm 1975 không phải gầm cầu thang cư xá, do đó có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận cho cha mẹ ông và những người thừa kế và năm 1999 mẹ ông đã đứng tên kê khai căn nhà là của mẹ. Khi có căn nhà này mẹ ông cùng với Nguyễn Văn Phương xuống đó ở và trông giữ xe cho cư xá. Do đó ông xác định đây là tài sản của cha mẹ chết để lại cho 05 anh chị em của ông và ông ước tính căn nhà trị giá 800.000.000đồng, yêu cầu phân chia cho 05 anh chị em mỗi người 1/5 giá trị, giao nhà kế R2 cho Phương, giữa ông và Phương đối trừ việc thanh toán tiền cho nhau nên không ai phải thanh toán cho ai, Phương có trách nhiệm thanh toán cho 03 người còn lại.
Bị đơn Nguyễn Văn Phương trình bày: Khi mẹ ông còn sống đã cùng với 05 người con làm giấy thỏa thuận cho ông Sơn miếng đất ở phường Bình Thuận, Quận 7, sau đó ông Sơn bán đi được 18 lượng vàng mua nhà đất ở Bình Chánh, hiện đóng cửa để đó. Cho ông được sở hữu căn nhà R3, mẹ ở căn nhà kế R2. Không ai được tranh chấp căn nhà R3 đã cho ông và căn nhà Kế R2 của mẹ. Do đó đúng ra ông được sở hưũ nhà R3, nhưng do giấy thỏa thuận mẹ không ký tên, còn ông Sơn để cho con ông ký, hơn nữa muốn việc tranh chấp này được giải quyết nhanh chóng, ông đồng ý phân chia cho 05 anh chị em mỗi người 1/5 giá trị. Tuy nhiên theo văn bản thỏa thuận giữa ông và 03 người chị gái là Hai, Điệp và Huệ đồng ý giao nhà cho ông sở hữu, ông sẽ thanh toán 1/5 giá trị căn nhà R3 cho ông Sơn. Ông không đồng ý giao nhà cho ông Sơn vì ông Sơn đã được mẹ cho đất bán đi mua nhà ở Bình Chánh. Căn nhà này từ trước đến khi mẹ mất do mẹ và các chị em ông ở, sau này thấy hoàn cảnh nhà ông Sơn ở xa, vì tình cảm ông đồng ý cho về ở, không ngờ ông Sơn có ý định chiếm đoạt ở lỳ, không cho anh chị em về cúng giỗ cha mẹ và xảy ra tranh chấp này.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Nguyễn Thị Điệp và Nguyễn Thị Huệ có lời khai và yêu cầu tương tự như bà Hai và ông Phương, hai bà trình bày: Căn nhà R3 đúng ra là thuộc sở hữu của ông Phương theo ý nguyện của mẹ trong giấy thỏa thuận   nhưng do giấy không có chữ ký của mẹ, do đó thống nhất đây là tài sản chung của cha mẹ để lại cho 05 anh chị em, yêu cầu gia đình ông Sơn ra khỏi nhà R3 vì ông Sơn đã được mẹ cho đất bán đi mua nhà đất ở Bình Chánh, giao nhà R3 cho ông Phương sở hữu, ông Phương có trách nhiệm thanh toán bằng tiền cho ông Sơn theo phần ông Sơn được chia.
      Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà M Ngọc Hiệp (vợ ông Sơn), chị Nguyễn Ngọc Khanh, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Ngọc Khiêm (các con của ông Sơn) và chị Thái Vân Nga (là con dâu của ông Sơn, bà Hiệp) có lời khai và yêu cầu tương tự như ông Sơn, các đương sự trình bày như sau: Nhà R3 là của cha mẹ ông Sơn chết để lại, từ khi bà Hiệp lấy ông Sơn và từ khi các anh chị Khanh, Khánh, Khiêm sinh ra, đã ở trong căn nhà này, đến năm 2000 do mâu thuẫn với ông Phương nên chuyển hộ khẩu và về bên gia đình bà Hiệp ở quận Phú Nhuận sống, một năm sau vào năm 2001 trở về nhà R3 ở cho đến nay. Trong quá trình ở bà Hiệp khai có cùng chồng sửa chữa căn nhà R3 và do gia đình đông người nên chồng bà có bỏ tiền ra sửa chữa căn nhà kế R2 nhưng lâu quá không nhớ chi phí cụ thể. Nay các anh chị em ông Sơn yêu cầu chia thừa kế 02 căn nhà thì bà Hiệp và các anh chị Khanh, Khánh, Khiêm và Nga đồng ý. Tuy nhiên về cách chia ai ở đâu thì được quyền ưu tiên mua trước nhà đó: ông Sơn được ưu tiên mua nhà R3, gia đình ông Sơn có trách nhiệm thanh toán bằng tiền cho những người còn lại. 
Đối với yêu cầu phản tố của ông Sơn về việc yêu cầu phân chia căn nhà kế R2 cùng với việc phân chia nhà R3, phía bà Hai, bà Điệp, bà Huệ và ông Phương cùng có lời khai: Không đồng ý với yêu cầu của ông Sơn về việc phân chia nhà kế R2 vì cho rằng căn nhà này được xây dựng trên đất chung của cư xá nên không có giấy tờ chứng minh thuộc sở hữu của cha mẹ.
Bà Tống Thị Ngọc Hương (vợ ông Phương), chị Nguyễn Thị Kim Ngân (con bà Bé Hai), chị Võ Thị Mỹ Hường, Võ Thị Mỹ Hằng (con bà Huệ) có lời khai: Họ là người có hộ khẩu tại nhà R3 nhưng thực tế không ở đó. Đối với 02 căn nhà R3, kế R2 họ không có đóng góp tiền của, công sức vào đó, do đó bà Hương, chị Ngân, chị Hường và chị Hằng đều xác định không có liên quan và từ chối tham gia tố tụng trong vụ án này.
       Tòa án đã tiến hành hòa giải nhiều lần nhưng 05 anh chị em của bà Hai, ông Sơn chỉ thống nhất với nhau xác định 02 căn nhà R3 và kế R2 mỗi căn trị giá 800.000.000đồng, do đó không yêu cầu Tòa án định giá đồng thời các đương sự đã thống nhất xác định căn nhà R3 là tài sản chung của 05 chị em do cha mẹ chết để lại, thống nhất chia mỗi người 1/5 giá trị. Tuy nhiên về hiện vật thì bà Hai, bà Điệp, bà Huệ và ông Phương làm văn bản thỏa thuận yêu cầu gia đình ông Sơn ra khỏi nhà, giao nhà R3 cho ông Phương sở hữu, ông Phương thanh toán bằng tiền cho ông Sơn 1/5 giá trị theo giá thị trường khi thi hành án. Ngược lại ông Sơn và vợ con của ông yêu cầu được lấy nhà R3, thanh toán bằng tiền cho 03 người là bà Bé Hai, bà Điệp và bà Huệ. Còn giữa ông Sơn và ông Phương thì đối trừ nghĩa vụ cho nhau bằng việc ông Sơn sở hữu nhà R3, ông Phương sở hữu nhà kế R2, không ai phải thanh toán cho ai.
         Đối với căn nhà kế R2, ông Sơn cho rằng đây là tài sản chung của 05 anh chị em  do mẹ chết để lại, ông yêu cầu chia cho 05 anh chị em. Còn bà Bé Hai, bà Điệp, bà Huệ và ông Phương không đồng ý chia vì nhà xây dựng trên đất lấn chiếm đất chung của cư xá, không có giấy tờ công nhận là tài sản của mẹ.
           Do đó, việc hòa giải không thành.                          
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn  cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:
 Về tố tụng: Các đương sự Nguyễn Thị Điệp, Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Văn Phương và các đương sự Nguyễn Ngọc Khanh, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Ngọc Khiêm và Thái Vân Nga đều có yêu cầu vắng mặt khi Tòa án xét xử vụ án. Do đó căn cứ Điều 199, Điều 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011, chấp nhận yêu cầu của các đương sự có tên trên, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt các đương sự có yêu cầu vắng và đã vắng mặt tại phiên tòa.
Đối với bà Tống Thị Mỹ Hương, chị Nguyễn Thị Kim Ngân, Võ Thị Mỹ Hường và Võ Thị Mỹ Hằng, đều có lời khai trong hồ sơ họ là những người có hộ khẩu thường trú tại nhà R3, nhưng thực tế không cư trú trong căn nhà này và không đóng góp công sức, tiền của vào 02 căn nhà có tranh chấp là nhà R3 và kế R2 nên họ xác định không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, do đó từ chối tham gia tố tụng trong vụ án này. Vì vậy Tòa án tôn trọng quyền tự định đoạt của họ và xác định những người có trên trên không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án và không đưa vào tham gia tố tụng trong vụ án này.
Về nội dung: Tại phiên tòa Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là Luật sư Trần Thị Ngọc Thiện và chính nguyên đơn Nguyễn Thị Bé Hai đều trình bày giữ nguyên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, xác định căn nhà R3 Cư xá Vĩnh Hội là tài sản chung của 05 anh chị em do cha mẹ chết để lại, yêu cầu phân chia tài sản chung cho mỗi người 1/5 giá trị, bà Hai, bà Điệp và Huệ đã có văn bản thỏa thuận giao căn nhà cho Nguyễn Văn Phương sở hữu theo đúng ý nguyện của mẹ khi còn sống. Phương có trách nhiệm thanh toán bằng tiền cho ông Sơn 1/5 giá trị, đối với phần được chia của của 03 người là bà Bé Hai, Điệp, Huệ sẽ do Phương và 03 người tự giải quyết. Mặt khác, khi mẹ còn sống đã làm tờ thỏa thuận với ý nguyện cho ông Phương là con út căn nhà R3, cho ông Sơn miếng đất ở phường Bình Thuận, ông Sơn đã bán đi mua nhà đất ở Bình Chánh, như vậy ông Sơn đã có nhà ở. Do đó yêu cầu buộc gia đình ông Sơn chuyển đi nơi khác giao nhà R3 cho ông Phường sở hữu. Không đồng ý chia căn nhà kế R2 vì nhà xây dựng trên đất lấn chiếm đất chung của cư xá, không có giấy tờ gì công nhận đây là tài sản  của cha mẹ.
Tại phiên Tòa ông Nguyễn Văn Sơn và bà Mã Ngọc Hiệp (vợ ông Sơn) giữ nguyên lời khai và yêu cầu phản tố của ông Sơn,  ông Sơn và bà Hiệp xác định căn nhà R3 và kế R2 đều là tài sản chung của cha mẹ chết để lại cho 05 anh chị em, yêu cầu phân chia tài sản chung cho 05 anh chị em mỗi người 1/5 giá trị của mỗi căn nhà,  trong đó ông Sơn, bà Hiệp yêu cầu được chia căn nhà R3, còn căn nhà kế R2 chia ông Phương, ngược lại nếu ông Phương muốn lấy căn nhà R3 thì gia đình ông Sơn, bà Hiệp sẽ chuyển xuống căn nhà kế R2, ông Sơn và ông Phương có trách nhiệm thanh toán giá trị bằng tiền cho 03 người còn lại là bà Bé Hai, bà Điệp và bà Huệ. Hoặc nếu phía và bà Hai và ông Phương muốn lấy 02 căn nhà thì thanh toán ngay cho ông 320.000.000đồng, gia đình ông Sơn đồng ý giao nhà và chuyển đi.
        Các đương sự vắng mặt đều có lời khai và yêu cầu trong hồ sơ vụ án và đến hôm nay không có ai có văn bản thay đổi lời khai và yêu cầu đã khai, do đó lời khai và yêu cầu trong hồ sơ vụ án của họ được xác định đó cũng chính là yêu cầu của họ tại phiên tòa, cụ thể bà Điệp, bà Huệ và ông Phương có yêu cầu giống như bà Bé Hai.
         Chị Khanh, anh Khánh, anh Khiêm và chị Nga có lời khai và yêu cầu giống như ông Sơn
         Xét: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án có cơ sở xác định: Cụ Nguyễn Văn Chiểu và cụ Trần Thị Thường là vợ chồng, có 05 người con chung là bà Nguyễn Thị Bé Hai, ông Nguyễn Văn Sơn, bà Nguyễn Thị Điệp, bà Nguyễn Thị Huệ và ông Nguyễn Văn Phương.
        Về tài sản: Theo lời khai thống nhất của bà Bé Hai, ông Sơn, bà Điệp, bà Huệ và ông Phương và căn cứ vào hợp đồng đoạn mãi nhà có chứng thực của chính quyền chế độ cũ, đồng thời theo kết quả xác minh của Tòa án thì Phòng tài nguyên môi trường Quận 4 xác định nhà R3 không nằm trong danh sách nhà thuộc sở hữu của Nhà nước và đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho cá nhân, do đó có đủ căn cứ xác định căn nhà R3 cư xá Vĩnh Hội – Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4 là tài sản chung hợp pháp của vơ chồng cụ Nguyễn Văn Chiểu và Trần Thị Thường.
        Cụ chiểu chết năm 1977 không để lại di chúc. Khi cụ Chiểu mất mẹ của cụ còn sống (vì theo lời khai của bà Bé Hai, ông Sơn, bà Điệp, bà Huệ và ông Phương thì 02 năm sau, khoảng năm 1979 mẹ cụ Chiểu mất), tại thời điểm mở thừa kế của cụ Chiểu những người được hưởng thừa kế theo pháp luật di sản của cụ Chiểu là mẹ, vợ và 05 người con của Cụ nhưng từ khi cụ Chiểu mất cho đến nay, mẹ cụ Chiểu khi còn sống và những người được thừa kế của mẹ cụ Chiểu (Sau khi mẹ cụ Chiểu mất) không ai tranh chấp thừa kế về căn nhà này. Và đến năm 2003 thì thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của cụ Chiểu và mẹ cụ Chiểu không còn. 
        Thanh toán khối tài sản chung vợ chồng của cụ Chiểu và cụ Thường thì 50% căn nhà R3 là tài sản của cụ Chiểu, 50% còn lại là tài sản của cụ Thường
        Trên thực tế từ khi cụ Chiểu mất, vợ và các con cụ Chiểu là người quản lý, sử dụng căn nhà. Do đó phần tài sản của cụ Chiểu (tức 50% căn nhà) trở thành tài sản chung của vợ và các con của Cụ, chia tài sản chung của cụ Chiểu thì cụ Thường được  xấp xỉ 8,33%, 05 người con mỗi người được hưởng xấp xỉ 8,33% (50% căn nhà R3 : 06 người = 8,33%/ người).
         Đối với cụ Trần Thị Thường (chết vào năm 2006), không để lại di chúc, Tài sản cụ Thường để lại là 50% giá trị căn nhà R3 cộng với 8,33% là phần tài sản cụ được chia từ tài sản của cụ Chiểu, cộng chung là 58,33%. Những người được hưởng thừa kế của cụ Thường là 05 người con của cụ. Trước đây, tại Tòa án ông Phương đã xuất trình 01 văn bản có nội dung mẹ ông và 05 người con là 05 anh chị em của ông đã thỏa thuận cho ông Phương căn nhà R3, cho ông Sơn lô đất thổ cư ở Phường Bình Thuận, Quận 7.
         Bà Bé Hai, ông Phương và bà Điệp, bà Huệ đều khai rằng: Thực hiện thỏa thuận này vào khoảng năm 2000 gia đình ông Sơn đã chuyển hộ khẩu và cả gia đình ông Sơn từ nhà R3 về bên vợ ông Sơn ở Phú Nhuận ở, giao nhà R3 cho ông Phương theo ý nguyện cho của mẹ. Sau đó ông Sơn bán lô đất ở Quận 7 mua  đất cất nhà ở Bình Chánh, hiện nay căn nhà này của ông Sơn vẫn còn. Sau đó, vì tình cảm gia đình, thấy  ông Sơn ở xa nên ông Phương cho về ở tạm tại căn nhà R3, nhưng ông Sơn đưa gia đình về ở lỳ và chiếm luôn.
Tuy nhiên, giấy này không có chữ ký của cụ Thường, còn chữ ký Sơn và chữ viết Nguyễn Văn Sơn, ông Sơn khai không phải là chữ viết chữ ký của ông mà con của ông Sơn là chị Nguyễn Ngọc Khanh khai do chị viết và ký, tuy nhiên chị Khanh khai không biết đã ký, viết vào năm  nào, lúc đó chị bao nhiêu tuổi, tại sao chị lại viết và ký thay cho cha là ông Sơn. Đồng thời, giấy không có chứng thực của cớ quan có thẩm quyền nên không có giá trị pháp lý về việc cụ Thường và các con đã thống nhất cho ông Phương được sở hữu căn nhà R3 và chính ông Phương đã cùng các anh chị em là Bé Hai, Sơn, Điệp và Huệ thống nhất xác định đây là tài sản chung của 05 anh chị em và đồng ý phân chia mỗi người 1/5 giá trị.
        Do đó toàn bộ giá trị căn nhà trở thành tài sản chung và tài sản thừa kế của 05 người con của cụ Chiểu và cụ Thường là bà Bé Hai, ông Sơn, bà Điệp, bà Huệ và ông Phương. Việc các anh chị em của bà Bé Hai và ông Sơn thống nhất xác định đây là tài sản chung của 05 anh chị em và thống nhất phân chia mỗi người 1/5 giá trị là có căn cứ, đúng pháp luật, Tòa công nhận sự thỏa thuận này. Về cách phân chia hiện vật sẽ xem xét ở phần sau.
         Đối vơi yêu cầu của ông Nguyễn Văn Sơn về việc phân chia căn nhà kế R2 cho 05 anh chị em của ông với lý do căn nhà kế R2 (số khác là R3 Bis) cư xá Vĩnh Hội – Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, ông Sơn cho rằng, mặc dù nhà được xây dựng trên đất chung của cư xá, nhưng đã xây dựng trước giải phóng năm 1975 và năm 1999 mẹ ông là Người đứng tên kê khai căn nhà này, do đó đây là tài sản hợp pháp của cha mẹ ông để lại cho 05 anh chị em.
        Xét: Yêu cầu của ông Sơn trước hết không được bà Bé Hai, bà Điệp, bà Huệ và đặc biệt ông Phương là người đang quản lý sử dụng căn nhà kế R2 không đồng ý vì cho rằng nhà xây dựng trên đất lấn chiếm đất chung và gầm cầu thang của cư xá, không được cơ quan Nhà nước công nhận sở hữu.
         Tòa án cũng đã thẩm định tại chỗ và thấy rằng căn nhà kế R2 được xây dựng trên đất chung đầu hồi và dưới cầu thang của Cư xá Vĩnh Hội, đồng thời để theo kết quả xác minh của Tòa án về tình trạng pháp lý của nhà đất kế R2 thì được Phòng tài nguyên môi trường Quận 4 xác định nhà kế R2 xây dựng trên đất chung và gầm cầu thang của cư xá không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Vì vậy, chưa có căn cứ xác định đây là tài sản hợp pháp của cụ Chiểu và cụ Thường do đó không chấp nhận yêu cầu của ông Sơn cho đây là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cha mẹ ông và yêu cầu phân chia căn nhà này cho 05 anh chị em của ông.
          Ông Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Văn Phương đều yêu cầu được sở hữu căn nhà R3 và thanh toán bằng tiền cho những người còn lại.
         Xét:  Theo kết quả thẩm định tại chỗ thì căn nhà R3 nằm ở tầng 01 cư xá diện tích ngang 4m x dài 12m = 48m2, do đó không thể phân chia hiện vật căn nhà cho 05 anh chị em ông Sơn và cũng không thể giải quyết cho hai gia đình của ông Sơn và ông Phương ở chung vì diện tích nhỏ, không bảo đảm cho việc sinh hoạt riêng, hơn nữa do mâu thuẫn gay gắt, anh chị em thường xuyên gây gổ làm mất trật tự ở địa phương, do đó chỉ xem xét giao nhà cho 01 trong 02 người.
Đối với ông Sơn, theo lời khai của bà Bé Hai, bà Điệp, bà Huệ và ông Phương và lời khai này cũng phù hợp với sự xác nhận của ông Sơn về việc khi còn sống, mẹ là cụ Thường đã cho ông Sơn 01 lô đất ở phường Bình Thuận, Quận 7. Sau khi được cho đất   ông Sơn đã chuyển cả người và hộ khẩu của gia đình ông ra khỏi nhà R3 cư xá Vĩnh Hội điều này thể hiện ý chí của cụ Thường là tạo điều kiện cho gia đình ông Sơn có đất cất nhà ra ở riêng, không  liên quan đến căn nhà R3 nữa. Sau khi được mẹ cho đất, ông Sơn đã bán đi, mua đất, cất nhà ở Bình Chánh, như vậy gia đình ông Sơn đã có nhà ở,
Còn ông Phương được mẹ cho ở cùng với mẹ tại nhà R3 và trên thực tế ông Phương sống cùng với mẹ liên tục cho đến khi mẹ mất và có hộ khẩu tại nhà R3 từ nhỏ cho đến nay. Còn đối với căn nhà kế R2 được sử dụng làm nơi trông giữ xe cho cư xá, nhà không có công trình phụ, mà phải sử dụng công trình phụ của nhà R3. Do đó ông Phương là người đang có nhu cầu về nhà ở.
Mặt khác, ông Sơn được chia 1/5 giá trị tương đương 1/5 diện tích trong khi ông Phương được chia 1/5 và được 03 người chị đồng ý giao phần diện tích mà các chị được  chia cho ông Phương sở hưũ tức là ông Phương được sở hữu 4/5 diện tích. Từ những căn cứ trên, chấp nhận yêu cầu của bà Bé Hai, bà Điệp, bà Huệ và ông Phướng giao căn nhà R3 cư xá Vĩnh Hội cho ông Phương sở hữu. Ông Phương có trách nhiệm thanh toán bằng tiền theo giá thị trường tại thời điểm thi hành án cho ông Sơn 1/5 giá trị. Giao nhận 01 lần trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Đối với phần của bà Bé Hai, bà Điệp, bà Huệ, sẽ do ông Phương và 03 người tự thỏa thuận giải quyết.
         Buộc ông Sơn và những người đang ở trong căn nhà R3 phải di chuyển đi nơi khác, giao căn nhà R3 cho ông Phương sở hữu trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.Việc giao nhận nhà và tiền giữa ông Sơn và ông Phương được thực hiện đồng thời trong cùng thời gian. Trường hợp một bên không thi hành án thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
 Sau khi ông Phương đã thi hành án xong việc thanh toán tiền cho ông Sơn, ông Phương được quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục xác lập quyền sở hữu căn nhà R3 cho ông. Mọi chi phí và thuế cho việc xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở R3 Cư xá Vĩnh Hội, ông Phương phải thực hiện theo quy định của Pháp luật.   
* Về án phí dân sự sơ thẩm: Về giá trị tài sản tranh chấp, các đương sự thống nhất ước tính mỗi căn nhà trị giá là 800.000.000đồng và không yêu cầu tiến hành định giá. Xét thấy giá trị nhà đất mà các đương sự đưa ra phù hợp giá thị trường nhà đất trên địa bàn Quận 4 tại thời điểm xét xử, do đó Tòa chấp nhận và tính án phí trên giá trị này. Cụ thể: các đương sự Bé Hai, Sơn, Điệp, Huệ và Phương, mỗi người phải chịu án phí trên giá trị tài sản được phân chia, trong đó mỗi người phải chịu án phí 8.000.000đồng (Căn nhà R3 là 800.000.000đồng : 5 người  = 160.000.000đồng x 5% án phí = 8.000.000đồng).
Riêng ông Sơn còn phải chịu án phí đối với yêu cầu bị bác, án phí ông Sơn phải chịu là 8.000.000đồng (Nhà kế R2 là 800.000.000đồng : 6 người = 160.000,000đồng/01 người x 5% = 8.000.000đồng). Cộng chung ông Sơn phải chịu án phí là 16.000.000đồng.
 Đối với án phí mà các đương sự phải nộp sẽ được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí mà mỗi người đã nộp là 4.000.000đồng, phần còn lại phải nộp tiếp cho đủ.
Các đương sự khác không phải chịu án phí.         
       Bởi các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ khoản 5, 12 Điều 25, Điều 33, Điều 35, Điều 131, Điều 199, 202, 238, 245  Bộ Luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2005 được sửa đổi bổ sung năm 2011;
- Căn cứ Điều 214, 215, 224, 645, 674, 675, 676, 685 Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006;
 - Căn cứ pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án có hiệu lực ngày 01/7/2009.
 
1. Chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Bé Hai, Nguyễn Thị Điệp, Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn văn Phương:
- Công nhận sự thỏa thuận của bà Nguyễn Thị Bé Hai, ông Nguyễn Văn Sơn bà Nguyễn Thị Điệp, bà Nguyễn Thị Huệ và ông Nguyễn Văn Phương về việc xác định căn nhà R3 Cư xá Vĩnh Hội – Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh - là tài sản chung của các ông bà được cha mẹ là cụ Nguyễn Văn Chiểu và cụ Trần Thị Thường chết để lại.
 
2. Bác yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Văn Sơn về việc xác định căn nhà kế R2 Cư xá Vĩnh Hội – Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh là tài sản chung của 05 anh chị em của ông, do mẹ chết để lại và yêu cầu phân chia căn nhà kế R2  cho 05 anh chị em của ông cho mỗi người 1/5 giá trị, vì chưa có căn cứ xác định căn nhà kế R2 là tài sản hợp pháp của cha mẹ ông chết để lại.
 
3. Phân chia giá trị tài sản chung của cụ Nguyễn Văn Chiểu và di sản thừa kế của cụ Trần Thị Thường là căn nhà R3 Cư xá Vĩnh Hội – Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh cho 05 người con của 02 cụ như sau:
- Phân chia về giá trị căn nhà: Công nhận sự thỏa thuận của bà Nguyễn Thị Bé Hai, ông Nguyễn Văn Sơn, bà Nguyễn Thị Điệp, bà Nguyễn Thị Huệ và ông Nguyễn Văn Phương về việc phân chia mỗi người 1/5 giá trị căn nhà.
- Phân chia về hiện vật: Giao căn nhà R3 cư xá Vĩnh Hội  - Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4 cho ông Nguyễn Văn Phương sở hữu. Ông Phương có trách nhiệm thanh toán bằng tiền theo giá thị trường tại thời điểm thi hành án cho ông Sơn 1/5 giá trị. Giao nhận 01 lần trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Đối với phần của bà Bé Hai, bà Điệp, bà Huệ sẽ do ông Phương và 03 người tự thỏa thuận giải quyết.
 - Buộc ông Sơn và tất cả những người đang ở trong căn nhà R3 Cư xá Vĩnh Hội – Bến Vân Đồn, Phường 8, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh là bà Mã Ngọc Hiệp, chị Nguyễn Ngọc Khanh, anh Nguyễn Ngọc Khánh, anh Nguyễn Ngọc Khiêm, chị Thái Vân Nga và trẻ Nguyễn Thái Gia Hân phải di chuyển đi nơi khác, giao căn nhà R3 cho ông Phương sở hữu trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.Việc giao nhận nhà và tiền giữa ông Sơn và ông Phương được thực hiện đồng thời trong cùng thời gian. Trường hợp một bên không thi hành án thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
 Sau khi ông Phương đã thi hành án xong việc thanh toán tiền cho ông Sơn, ông Phương được quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục xác lập quyền sở hữu căn nhà R3 cho ông. Mọi chi phí và thuế cho việc xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở R3 Cư xá Vĩnh Hội, ông Phương phải thực hiện theo quy định của Pháp luật. 
 
 4. Về án phí dân sự sơ thẩm: Bà Hai, ông Sơn, bà Điệp, bà Huệ và ông Phương mỗi người phải chịu án phí trên phần giá trị tài sản mà mình được phân chia và yêu cầu bị bác, cụ thể:
- Bà Hai phải nộp án phí là 8.000.000đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền        4.000.000đồng mà bà đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai thu số 05004 ngày 09/02/2012 của Chi cục thi hành án Quận 4. Bà Hai còn phải nộp tiếp 4.000.000đồng.
- Bà Điệp phải nộp án phí là 8.000.000đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền        4.000.000đồng mà bà đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai thu số 05261 ngày 08/5/2012 của Chi cục thi hành án Quận 4. Bà Điệp còn phải nộp tiếp 4.000.000đồng
- Bà Huệ phải nộp án phí là 8.000.000đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền        đồng mà bà đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai thu số 05259 ngày 08/5/2012 của Chi cục thi hành án Quận 4. Bà Huệcòn phải nộp tiếp 4.000.000đồng
 - Ông Phương phải nộp án phí là 8.000.000đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền        4.000.000đồng mà ông đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai thu số 05260 ngày 08/5/2012 của Chi cục thi hành án Quận 4. Ông Phương còn phải nộp tiếp 4.000.000đồng
- Ông Sơn phải nộp án phí 16.000.000đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền 4.000.000đồng ông Sơn đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai thu số 05213 ngày 19/4/2012 của Chi cục thi hành án Quận 4. Ông Sơn còn phải nộp tiếp 12.000.000đồng.
       Các đương sự khác không phải chịu án phí.
 
         5. Các đương sự có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày. Đối với đương sự có mặt thời hạn kháng cáo được tính tính từ ngày tuyên án. Đối với đương sự vắng mặt thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
 
       6. Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự, người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự. Thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật các lĩnh vực pháp luật các anh/chị có thể liên hệ qua số 0909 160684 (Ls Phụng) hoặc 097 88 456 17 (Ls Huy) để hẹn gặp luật sư và báo phí dịch vụ. Chúng tôi tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà đối với khách hàng sử dụng dịch vụ các quận nội thành TP.HCM

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 394
  • Khách viếng thăm: 388
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 67649
  • Tháng hiện tại: 2524523
  • Tổng lượt truy cập: 23200639

Thông tin liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH
A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Q.2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028. 38 991104 - 35 126565
Di động: 0909 160684 - 0978845617
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cell: 
 0967388898
Email: lschinh@luatsuhcm.com

Quảng cáo


Dịch vụ