Câu hỏi:
Lấy chồng đã hơn 08 năm nay nhưng chị G chưa có con. Nhiều lúc buồn, chị G định bàn với chồng xin một đứa con nuôi về nuôi. Rồi cứ nấn ná mãi, cũng có nơi giới thiệu cho chị nhưng cứ nghĩ khác máu tanh lòng, chị G lại thôi. Hôm nọ, nhân nhà có giỗ, được nghỉ việc nên chị nói mẹ chồng để chị đi chợ sớm. Trên đường, chợt chị nghe có tiếng khóc, nhìn quanh bên lề ruộng, chị thấy một đứa bé còn đỏ hỏn. Chị đem về nhà, một tuần sau đó chị có ý muốn đi khai sinh cho bé. Xin hỏi trong trường hợp này, chị G có thể khai sinh cho bé theo họ của mình hay của chồng được không?
Trả lời:
Quyền có họ, tên là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người. Theo quy định của Bộ luật dân sự cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có)
. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
Việc khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện như sau:
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời chăm sóc.
- Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
- Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
- Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
Chúng tôi trên mạng xã hội