Câu hỏi:
Xin chào luật sư! Rất mong luật sư tư vấn!
Tôi có một vài vấn đề cần tư vấn như sau : tôi có sở hữu 1 căn nhà, và tôi cần tiền làm ăn nên đã vay tiền bên ngoài (không phải ngân hàng vì tôi không đủ điều kiện) , bên cho vay bắt buộc tôi ký với họ 1 hợp đồng nhận cọc bán căn nhà nói trên, tiền nhận cọc chính là số tiền họ cho tôi vay + với 1 khoản lãi không thể hiện trong giấy tờ. Hiện tại tôi làm ăn thất bại nên chưa thể có khoản tiền trả lại cho họ, và họ vịn vào hợp đồng nhận cọc tôi đã ký buộc tôi phải thực hiện hợp đồng bán nhà cho họ, tôi đã không đồng ý vì tôi chỉ vay tiền có trả lãi chứ không phải ký bán nhà.
Xin cho hỏi trong trường hợp xấu nhất, họ có thể kiện tôi thì thủ tục như thế nào là đúng? cơ quan nào sẽ thụ lý, trình tự diễn ra ra sao?
Và tôi phải làm gì để có thể giải quyết đúng bản chất của việc này? nếu không thỏa thuận được trên tình cảm về thời hạn trả tiền. Bên Công An Phường và Quận (nơi căn nhà tọa lạc) có chức năng giải quyết việc tranh chấp này?
Họ chỉ có giữ :
- 1 hợp đồng tôi nhận cọc việc mua bán nhà, viết tay không công chứng.
- 1 biên lai chuyển tiền vào tải khoản ngân hàng của tôi số tiền cọc.
Rất mong sớm nhận được hồi âm, kính chúc sức khỏe và chân thành cám ơn.
Thân chào.
Trả lời:
Việc bạn mượn tiền của bên kia dưới hình thức hợp đồng đặt cọc mua bán căn nhà thuộc quyền sở hữu của bạn là giao dịch dân sự thông thường. Do vậy, căn cứ điều 25 BLTTDS 2004 có quy định nếu có phát sinh tranh chấp thì tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Về trình tự thủ tục, chúng tôi xin trình bày sơ lược như sau:
- Do bạn là bên bị kiện nên khi tòa thụ lý giải quyết vụ án thì tòa sẽ gửi cho bạn thông báo thụ lý vụ án.
- Thời gian chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp này là 4 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong thời gian này tòa án sẽ triệu tập các bên lên để tiến hành hòa giải, nếu hòa giải thành thì sau thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có bên nào thay đổi ý kiến thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp, hòa giải không thành thì tòa án sẽ đưa ra xét xử vụ án khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử.
Để giải quyết đúng bản chất của vấn đề này thì cần phải xác định giao dịch thực sự giữa bạn và bên kia là giao dịch nào? giao dịch vay mượn tiền hay giao dịch đặt cọc mua bán nhà vì hệ quả giải quyết hai giao dịch trên là khác nhau. Căn cứ vào điều 129 BLDS 2005 có quy định thì: “
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”Tuy nhiên bạn cũng rất khó xác định được đây là quan hệ vay mượn vì không có các bằng chứng nào để chứng minh. Khi đó, được hiểu giữa bạn và bên kia tồn tại giao dịch đặt cọc mua bán nhà và việc xử lý tranh chấp liên quan đến hợp đồng đặt cọc này được thực hiện như sau:
- Nếu các bên thỏa thuận thì áp dụng theo thỏa thuận về việc xử lý, tuy nhiên không được trái với quy định của pháp luật.
- Nếu không có thỏa thuận thì được xử lý theo quy định của pháp luật mà cụ thể quy định tại khoản 2 điều 358 BLDS 2005:
Điều 358. Đặt cọc2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Chúng tôi trên mạng xã hội