Câu hỏi:
Bố mẹ tôi có bốn người con (ba con đẻ gồm hai trai một gái và một con nuôi), và có tài sản là hai căn nhà, một căn nhà 40m2 và một căn nhà 20m2 trên diện tích đất là 600m2 tại thôn Phú Thụy, xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Mẹ tôi mất năm 1981, bố tôi mất năm 1986. Khi qua đời bố mẹ tôi đã để lại cho anh em chúng tôi khối tài sản trên không có di chúc. Diện tích đất và hai căn nhà nói trên kể từ khi bố mẹ tôi qua đời chỉ có vợ chồng người anh trai cả là ông H và vợ là T trực tiếp ở tại đó. Còn anh em tôi công tác xa nhà không có điều kiện trông coi thường xuyên do đó chúng tôi thống nhất giao cho vợ chồng ông H và bà T thay mặt quản lý và thực hiện việc đóng thuế cho Nhà nước. Đến năm 1991 khi ông H qua đời bà T tiếp tục công việc trông nom và quản lý khu đất này. Đến ngày 01/5/2003 thì bốn anh em chúng tôi cùng bà T đã họp lập biên bản phân chia khối tài sản theo ý nguyện của bố mẹ như sau: Ông B (con nuôi) khước từ không nhận thừa kế nên khối tài sản chia làm ba phần cho ba người còn lại, trong đó bà D - em gái của chúng tôi cho cháu là con của ông H 1/3 phần bà được nhận; bà T nhận 1/3 số tài sản (phần của chồng bà); tôi được nhận 1/3 thửa đất phía ngoài cổng, ngoài ra biên bản còn ghi nhận tôi có nguyện vọng bỏ ra 100 triệu đồng cho con bà T lấy tiền xây nhà. Tuy nhiên đến đầu năm 2004 khi tôi chuẩn bị xây nhà trên phần đất này thì các cháu tôi (con bà T) ngăn không cho xây. Hỏi: Cháu có quyền lợi đối với di sản của ông bà không? Giá trị pháp lý của biên bản phân chia vào tháng 5/2003 như thế nào? Và tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Chúng tôi trên mạng xã hội