Di chúc quá hạn

Câu hỏi:
Chào luật sư! Bố mẹ tôi có căn hộ tập thể . Cụ ông mất Mẹ tôi ở 01 mình, 01 con trai và 02 con gái lấy chồng, cả 03 người đều không ở cùng Mẹ mà chỉ hàng ngày qua lại. Khi cụ ốm cá gia đình anh trai tôi về ở và chăm nom, con gái cũng qua lại, thời gian cụ ốm ngắn khoảng hai , ba tuần thì mất. Vài năm trước đó khi còn khỏe mạnh bình thường Mẹ tôi có làm di chúc cho 03 anh em mỗi người một tý vì chỉ là căn hộ tập thể. Gia đình anh tôi ở khoảng hơn năm thì chuyển về nơi ở cũ. Căn hộ được cho thuê, tiền cho thuê nhà anh tôi hưởng vì gia đình anh nghèo hơn 02 em gái. Khoảng 02 năm sau Công ty Nhà đất yêu cầu làm sổ đỏ , anh và em gái tôi có tên trong hộ khẩu của căn hộ này và làm sổ đỏ với tên của anh và em tôi. Sau anh tôi mất, em gái tôi cùng con trai anh tôi bán nhà chia nhau. Vậy xin luật gia cho hỏi tôi có quyền được hưởng theo di chúc không. Từ khi làm di chúc đến khi bán nhà khoảng 17 năm.
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn, mẹ bạn trước đó có làm di chúc chia căn hộ tập thể trên cho các anh em của bạn, như vậy bạn vẫn có quyền sở hữu đối với căn nhà trên.
Theo quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này.
Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm mẹ bạn chết chứ không được tính từ ngày mẹ bạn lập di chúc.
Nếu từ thời điểm mẹ bạn mất cho đến nay vẫn chưa được 10 năm, thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để được giải quyết. Nếu đã quá 10 năm, thời hiệu khởi kiện đã hết, bạn không thể kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây