Cháu hưởng thừa kế di sản của bác ruột

Câu hỏi:
Ông nội tôi có 1 cái ao nhưng từ năm 1966 đã bị vào hợp tác xã. Trên bờ còn 2 bụi tre bố tôi vẫn dùng làm chỗ cột trâu bò. Năm 1980 bố tôi phá bụi tre để lấy đất trồng rau. Năm 1984 bố tôi cho tôi ra làm nhà trên đó để ở (khoảng 100m2) vì bố tôi có 7 người con. Mỗi lần hợp tác xã tát ao tôi lại lấy bùn đắp thêm đến bây giờ chỗ này rộng khoảng 226m2. Từ năm 1986 diện tích này do tôi đứng tên trong bản đồ địa chính. Bố tôi có hai người em gái thì 1 người còn sống còn 1 người đã chết có 5 người con. Năm 2005 thì những người con này đã về đòi chia thừa kế đối với diện tích đất 226m2. Hỏi: Những người này là cháu của bố tôi thì có quyền hưởng thừa kế đối với di sản thừa kế của bác ruột không?
Trả lời:
Vì diện tích đất 226m2 do anh đứng tên trong bản đồ địa chính từ năm 1986 nên căn cứ điểm b khoản 1 điều 50 Luật đất đai năm 2003 (1)quy định "người sử dụng đất có tên trong sổ địa chính" cũng được coi là trường hợp có 1 trong các loại giấy tờ hợp lệ về đất ở. Diện tích đất này có nguồn gốc ban đầu là do bố anh chặt 2 bụi tre để lấy đất trồng rau (năm 1980), đến năm 1984 thì bố anh cho anh xây nhà để ở. Trong trường hợp bố anh mất mà không có di chúc thì việc thừa kế đối với di sản thừa kế này sẽ theo quy định của pháp luật (tức là theo hàng thừa kế).
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 679 Bộ luật dân sự năm1995 (2)quy định về hàng thừa kế thứ nhất của người chết gồm: "vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi". Như vậy 7 anh em của anh là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố anh.
Căn cứ điểm b khoản 1 điều 679 Bộ luật dân sự năm 1995 (3)quy định về hàng thừa kế thứ hai của người chết gồm: "anh ruột, chị ruột, em ruột". Như vậy 1 người cô của anh (là em ruột của bố anh) đang còn sống là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai của bố anh.
Căn cứ điểm c khoản 1 điều 679 Bộ luật dân sự năm 1995 (4)quy định về hàng thừa kế thứ ba của người chết gồm: "cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột". Như vậy 5 người con của cô anh (cô đã chết) là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ ba của bố anh.
Căn cứ khoản 3 điều 679 Bộ luật dân sự năm 1995 (5)quy định: "Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết". Vì bố anh còn có 7 người con -thuộc hàng thừa kế thứ nhất do đó 5 người con của người cô đã chết (kể cả người cô đang còn sống) không được hưởng thừa kế đối với diện tích này.
Giả sử diện tích đất này là của ông bà nội của anh thì 5 người này cũng không được hưởng thừa kế vì theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 679 Bộ luật dân sự nêu trên cháu không thuộc hàng thừa kế nào của ông bà (mà chỉ có ông bà là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai của cháu).
--------------------------------------------------------------
(1) Điểm b khoản 1 điều 50 Luật đất đai năm 2003 quy định: "1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
b. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;"
(2), (3), (4) Khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại".
(5) Khoản 3 điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây