Câu hỏi:
Mẹ tôi có để Di chúc cho tôi căn nhà tại VN. Bà mất năm 2008. Tôi là người sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước sở tại. Hiện tôi đã đăng ký giữ quốc tịch VN và đang tiến hành làm Hộ chiếu VN . Tôi có những thắc mắc xin Luật sư vui lòng giải thích :
- Chỉ có Hộ chiếu VN thì có được quyền đứng tên nhà theo Di chúc ?
- Nếu tôi không về VN ở trên 3 tháng thì có được quyền đứng tên nhà?
- Tôi không thuộc những người về đầu tư, đóng góp khoa học...v...v theo qui định của luật Vn thì có được đứng tên nhà ?
- Và nếu được thì tôi phải bắt đầu thế nào? Cơ quan nào tôi phải đến trước tiên?
Xin cám ơn.
Trả lời:
Theo quy định tại Luật số: 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung điều 126 của luật nhà ở và điều 121 của luật đất đai quy định Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Điều 126.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;
b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
Và theo quy định tại điều 66 Luật nhà ở quy định:
Điều 66. Giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 1 của Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai phải có các giấy tờ sau đây để chứng minh về đối tượng:
a) Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
b) Đối với người gốc Việt Nam thì phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam.
Như vậy theo trường hợp của bạn, bạn đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, có hộ chiếu thì bạn thuộc trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam không cần phụ thuộc vào điều kiện được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên.
Bạn đến văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Các giấy tờ cần phải có:
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người (bản chính và bản sao);
- Hộ khẩu (Bản chính và bản sao);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính và bản sao);
- Hợp đồng ủy quyền (bản chính và bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính và bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.
- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
- Di chúc (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:
Chúng tôi trên mạng xã hội