Câu hỏi:
Chào luật sư!
Năm 1997 ông ngoại của tôi mất không có di chúc để lại, mẹ tôi là con út đã đi lấy chồng từ năm 1986, nhà còn bà và 2 bác trai trên mẹ tôi. Mọi giấy tờ sau đó đến giờ đều lấy tên bác cả. Năm 2001 bố mẹ tôi ly hôn nên mẹ về ở cùng bà ngoại và các bác. Năm 2008 bác cả xây lại nhà trên mảnh đất hiện đang ở, cũng trong năm đó bà ngoại tôi mất. Vậy đến thời điểm này theo luật thì bác hai và mẹ tôi có được chia tài sản là mảnh đất mà ông bà ngoại để lại không?
Rất mong luật sư sớm trả lời giúp tôi nhé!
Trả lời:
Chào bạn!
Do bạn không nói rõ, việc bác cả của bạn được đứng tên trong tất cả các giấy tờ trong mảnh đất do ông bà của bạn để lại trong trường hợp nào. Chúng tôi có thể chia trường hợp để trao đổi cùng bạn như sau:
Nếu bà của bạn trước đó đã thực hiện việc tặng cho tài sản cho người con cả, thì việc tặng cho này chỉ có hiệu lực 1 phần, phần đất của ông nội bạn vẫn được chia theo pháp luật khi có yêu cầu (vì bà của bạn không thể quyết định tặng cho đối với phần đất thuộc sở hữu của ông bạn). Trong trường hợp này, mẹ bạn và bác 2 có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế đối với phần đất còn lại của ông bạn.
Trong trường hợp bác cả của bạn chỉ đại diện đứng tên trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, mà ông và bà của bạn đều mất mà không để lại di chúc thì bác 2 và mẹ bạn vẫn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế đối với toàn bộ mảnh đất thuộc sở hữu của ông bà.
Chúng tôi trên mạng xã hội