Tư vấn luật nhà đất| Dịch vụ nhà đất

Bạn đang ở chuyên mục Hỏi đáp pháp luật trực tuyến. Đây là chuyên mục tư vấn trực tuyến miễn phí phục vụ cộng đồng. Các câu hỏi gửi qua chuyên mục sẽ được các luật sư biên tập và đăng tải trên website chúng tôi. Các câu hỏi trình bày không rõ ý, sai chính tả sẽ bị từ chối. Bạn sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng từ 2-5 ngày. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6279. Xin cảm ơn!
......................................................................................................................................


In ra
Lưu bài này

Điều kiện thay đổi người quản lý di sản thờ cúng theo di chúc

Câu hỏi:
Vợ chồng tôi cùng mua một ngôi nhà do tôi đứng tên chủ sở hữu. Chúng tôi có năm con (bốn gái và một trai), hiện nay chỉ có con trai ở cùng chúng tôi tại ngôi nhà này. Vợ chồng tôi muốn lập di chúc cho con trai tôi với điều kiện con trai tôi phụng dưỡng vợ chồng tôi và chăm lo việc thờ cúng tổ tiên có được không? Hỏi: nếu các con gái của chúng tôi không đồng ý thì di chúc có hợp pháp không? Nếu sau này con trai tôi không thực hiện đúng di chúc mà bán ngôi nhà đi thì có hậu quả pháp lý gì không? Nếu con trai tôi chết đi thì ai sẽ tiếp tục quản lý ngôi nhà để trông nom việc thờ cúng?
Trả lời:
Vì ngôi nhà do bà đứng tên là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng bà nên ông bà có quyền định đoạt theo quy định tại Điều 201 Bộ luật dân sự(1): “Chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế... đối với tài sản”.
Điều 649 Bộ luật dân sự(2) quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các yêu cầu do pháp luật quy định. Cụ thể, khoản 1 Điều 655 Bộ luật dân sự(3) quy định: “Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật”.
Căn cứ các quy định pháp luật kể trên, ông bà hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại ngôi nhà cho con trai mà không cần có sự đồng ý của những người con gái khác.
Người lập di chúc có các quyền theo khoản 1, 4 Điều 651 Bộ luật dân sự(4):
“1. Chỉ định người thừa kế;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản”.
Trong di chúc ông bà có thể giao nghĩa vụ cho con trai là chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà và chăm lo việc thờ cúng tổ tiên. Người con trai phải thực hiện những nghĩa vụ mà ông bà đã giao trong phạm vi tài sản được thừa kế.
Căn cứ khoản 1 Điều 673 Bộ luật dân sự(5) quy định di sản dùng vào việc thờ cúng như sau: “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng...
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”.
Như vậy, nếu trong di chúc quy định con trai bà chỉ được sử dụng ngôi nhà để làm nơi thờ cúng bố mẹ thì anh ta sẽ không có quyền sử dụng vào mục đích khác hoặc bán đi. Trong trường hợp người con này làm trái di chúc của bố mẹ thì những người đồng thừa kế (cụ thể là ba chị em gái) có quyền cử một người quản lý di sản thờ cúng đó.
Trong trường hợp người con trai chết thì ngôi nhà thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự(6) thì những người thừa kế thuộc cả ba hàng thừa kế của ông bà sẽ có quyền quản lý ngôi nhà để dùng vào việc thờ cúng.
Khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự quy định:
“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột”.
---------------------------------------------------
(1) Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Quyền định đoạt là chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó".
(2) Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005.
(3) Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b. Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng, chứng thực".
(4) Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành 1 phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản".
(5) Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005.
(6) Khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Nơi đặt câu hỏi
 
Mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật các lĩnh vực pháp luật các anh/chị có thể liên hệ qua số 0909 160684 (Ls Phụng) hoặc 097 88 456 17 (Ls Huy) để hẹn gặp luật sư và báo phí dịch vụ. Chúng tôi tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà đối với khách hàng sử dụng dịch vụ các quận nội thành TP.HCM

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 231
  • Khách viếng thăm: 229
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 73605
  • Tháng hiện tại: 2893855
  • Tổng lượt truy cập: 26451128

Thông tin liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH
A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Q.2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028. 38 991104 - 35 126565
Di động: 0909 160684 - 0978845617
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cell: 
 0967388898
Email: lschinh@luatsuhcm.com

Quảng cáo


Dịch vụ