Câu hỏi:
Chào luật sư tôi xin trình bay việc như sau mong luật sư tư vấn!
Năm 2008 vợ em có mua chung với một người Bác bạn gia đình nhà vợ em gọi tắt (Bác B) một mảnh đất ruộng tại Xã Hoàng Mai - Huyện An Dương - TP Hải Phòng với tổng diện tích đất là 1317m2. Với tỷ lệ vợ em bỏ ra 80% số tiền và sở hữu 80% diện tích thửa đấtt trên, (Bác B) bỏ ra 20% số tiền và sở hữu 20% diên tích trên.
Nhưng vợ em có khẩu ở TPHP nên chuyển hết cho (Bác B) đứng tên trên sổ "vì (Bác B) có khẩu ở khu vực đó "và hàng năm vợ em đưa tiền cho Bác B đi đóng thuế đất canh tác theo quy định. (Bác B) có viết giấy tay cho vợ em là được quyền sở hữu 80% diện tích trên và có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn.
Vậy qua nôi dung trên thì em xin được hỏi giấy viết tay trên có giá trị về mặt pháp lý không? Nếu sau này xảy ra tranh chấp thì vợ em có được chứng nhận quyền sở hữu 80% diện tích đất đó không? Và nếu tránh trường hợp sau này xảy ra tranh chấp thì vợ em phải làm thủ tục gì để đảm bảo mình được quyền sở hữu 80% diện tích đất đó?
em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Trong tình huống của bạn thì mảnh đất là tài sản chung theo phần của vợ bạn và bác B. tuy không có hộ khẩu ở Hải Phòng nhưng vợ của bạn vẫn có thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng sở hữu với người bác. Theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất, Điều 4, Khoản 3 thì:
Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người. Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) thì ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) theo … (ghi tên văn bản và ngày tháng năm ký văn bản thỏa thuận cử đại diện)” .Như vậy, nếu vợ của bạn không muốn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì theo quy định của pháp luật: việc thỏa thuận 1 người đồng sở hữu đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có thỏa thuận bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Việc vợ bạn và bác B có thỏa thuận bằng giấy tay, có người làm chứng là trưởng thôn nhưng không có công chứng, chứng thực là vi phạm về mặt hình thức. Giấy tay đó không đương nhiên làm vô hiệu thỏa thuận, mà chỉ có thể bị tuyên bố vô hiệu khi có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu. Để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp sau này, vợ bạn và bác B tiến hành việc công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận.
Chúng tôi trên mạng xã hội