Tư vấn luật nhà đất| Dịch vụ nhà đất

Bạn đang ở chuyên mục Hỏi đáp pháp luật trực tuyến. Đây là chuyên mục tư vấn trực tuyến miễn phí phục vụ cộng đồng. Các câu hỏi gửi qua chuyên mục sẽ được các luật sư biên tập và đăng tải trên website chúng tôi. Các câu hỏi trình bày không rõ ý, sai chính tả sẽ bị từ chối. Bạn sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng từ 2-5 ngày. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6279. Xin cảm ơn!
......................................................................................................................................


In ra
Lưu bài này

Phương pháp lập dự toán công trình

Câu hỏi:
Xin Tạp chí cho biết phương pháp lập dự toán công trình được quy định như thế nào?
Trả lời:
Thông tư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình số 04/2005/TT-BXD quy định nội dung phương pháp lập dự toán như sau:
1. Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng trong dự toán công trình được lập cho các công trình
Chi phí xây dựng trong dự toán công trình chính, các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí xây dựng được xác định bằng dự toán.
Dự toán chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.
- Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhan công, chi phí sử dụng máy thi côn và trực tiếp phí khác. Cụ thể như sau:
+ Chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do Chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết kế và đơn giá của công tác xây dựng tương ứng.
+ Trực tiếp phí khác bao gồm: chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lựcvà thiết bị thi công đến công trường và nội bộ trong công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh. Trực tiếp phí khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công nói trên.
- Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại công trường của doanh nghiệp xây dựng, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp theo loại công trình quy định tại bảng 2 phụ lục số 3 của Thông tư này.
- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo loại công trình quy định tại bảng 2 phụ lục số 3 của Thông tư này.
- Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng theo quy định hiện hành.
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được khoán trong dự toán và tính bằng 2% giá trị dự toán chi phí xây dựng đối với công trình mới khởi công ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư (đường dây tải điện và trạm biến thế, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, hệ thống đường ống, cấp thoát nước, kênh, đê đập) và bằng 1% đối với các công trình khác. Riêng các công trình quy mô lớn, phức tạp thì chi phí riêng phù hợp theo thiết kế và người quyết định đầu tư tự quyết định phê duyệt.
Bảng tính dự toán chi phí xây dựng được lập theo quy định tại Phụ lục số 3 của thông tư này.
2. Chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị abo gồm cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có).
a. Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo số lượng, chủng loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng. Đối với những thiết bị chưa xác định được giá sản xuất có thể tạm tính theo báo giá của Nhà cung cấp, Nhà sản xuất hoặc giá nhưng thiết bị tương tự có ở thị trường tại thời điểm tính toán. Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua, chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) được xác định bằng lập dự toán tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.
Đối với các thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho các loại thiết bị này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công 1 tấn (hoặc một đơn vị tính phù hợp) với tính chất, chủng loại thiết bị phi tiêu chuẩn và các khoản chi phí có liên quan như đã nói ở trên hoặc cn cứ vào hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ cứ vào báo giá gia công sản phẩm của Nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn.
Tường hợp thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị là giá trúng thầu gồm các chi phí theo những nội dung như đã nói ở trên và các khoản chi phí khác (nếu có) được ghi trong hợp đồng.
b. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có) bao gồm: chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công, trực tiếp phí khác), chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. Chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có) được lập dự toán như chi phí xây dựng tại điểm 2.1 trên đây theo quy định tại phụ lục số 3 của Thông tư này.
3. Chi phí khác của dự toán công trình
Chi phí khác của dự toán công trình bao gồm:
- Chi phí thi tuyển kiến trúc (nếu có); Chi phí khảo sát xây dựng; Chi phí thiết kế xây dựng công trình.

- Chi phí lập định mức, đơn giá (nếu có)
Những chi phí nêu trên được lập dự toán hoặc tính bằng định mức chi phí theo quy định của Bộ xây dựng. Ngoài các chi phí trên, tuỳ theo tính chất của công trình Người quyết định đầu tư có thể quyết định bổ sung các khoản mục chi phí khác cho phù hợp và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp dự án sử dụng vốn ODA thì ngoài các chi phí trên, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung những chi phí này. Trường hợp các công trình của dự án thuê tư vấn nước ngoài thực hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo thông lệ quốc tế phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán.
Đối với dự án chỉ có một công trình xây dựng thì chi phí khác của dự toán công trình bao gồm cả chi phí quản lý dự án và chi phí khác quy định tại điểm 2.2 mục II trên dây.
4. Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng trong dự toán công trình được tính bằng tỷ lệ % trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác ở điểm 2.1, 2.2, 2.3 nêu trên nhưng tối đa không quá 10% đối với các công trình thuộc dự án nhóm A và dự án nhóm B, 5% đối với các công trình thuộc dự án nhóm C.
Dự toán công trình được lập theo hướng dẫn trong phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Nơi đặt câu hỏi
 
Mọi vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật các lĩnh vực pháp luật các anh/chị có thể liên hệ qua số 0909 160684 (Ls Phụng) hoặc 097 88 456 17 (Ls Huy) để hẹn gặp luật sư và báo phí dịch vụ. Chúng tôi tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà đối với khách hàng sử dụng dịch vụ các quận nội thành TP.HCM

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 386
  • Khách viếng thăm: 385
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 72476
  • Tháng hiện tại: 2621089
  • Tổng lượt truy cập: 26178362

Thông tin liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH
A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Q.2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028. 38 991104 - 35 126565
Di động: 0909 160684 - 0978845617
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cell: 
 0967388898
Email: lschinh@luatsuhcm.com

Quảng cáo


Dịch vụ