Câu hỏi:
Chào! Cho tôi hỏi:
Nhà tôi hiện nay muốn xin giấy phép xây dựng,thì phải làm sao?
Trước năm 2000, khi tôi chưa dược cấp giấy chủ quyền nhà, tôi có sữa lại nữa căn nhà phía sau đổ bê tông 01 tấm. Khi cấp giấy chủ quyền thì không công nhận phần này. Nay do khu vực nhà tôi mở rộng theo chương trình nâng cấp đô thị.
Tôi muốn xin giấp phép xây dựng mới lại. Thì tôi cần bổ sung nhửng giấy tờ gì? Tôi có bị phạt phần xây dựng không phép không?
Khi tôi hỏi thì được trả lời là phải đập phần này thì mới cấp giấp phép xây nhà.Mà chỉ được giấy phép tạm thôi.
Cho hỏi có đúng như vậy không .Nhà tôi ở hẻm 66 XVNT ,P.21 ,Q.BT.
Trả lời:
Chào bạn, chúng tôi xin tư vấn về trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định tại
Khoản 1, Điều 62, Luật Xây Dựng 2003 thì trừ những trường hợp sau đây, mọi công trình khác trước khi khởi công xây dựng đều phải xin phép:
“- Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ công trình chính.
- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ, thuộc các xã vùng sâu, vùng xa.
- Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
- Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.”
Theo đó, việc bạn xây dựng sửa chữa trên cần phải xin phép. Đối với những công trình xây dựng có quy định phải xin phép mà không xin phép thì sẽ bị xử lý theo Điều 12, Nghị định 180/2007/NĐ-CP.
Căn cứ vào quy định trên thì bạn buộc phải phá dỡ công trình và xin cấp Giấy phép xây dựng lại (đúng như hướng dẫn yêu cầu của cơ quan chức năng).
Tuy nhiên, nếu trường hợp của bạn thuộc vào Điểm a, Khoản 2, Điều trên thì có thể xin cấp phép xây dựng mà không cần phá dỡ công trình. Nếu việc đề nghị này bị từ chối thì bạn phải thực hiện phá dỡ - xin cấp phép – xây dựng theo Giấy phép như luật định.
Bạn tham khảo
Điều 12, Nghị định 180/2007/NĐ-CP về Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng sau:
“1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:
a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:
a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;
c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.
Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;
d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá đỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.”
Chúng tôi trên mạng xã hội