Di chúc không hợp pháp vì định đoạt quá kỷ phần?

Câu hỏi:
Trong quá trình chung sống bố mẹ của tôi tạo dựng được khối tài sản là hai ngôi nhà. Bố mẹ sinh được bảy anh em chúng tôi (năm con gái và hai con trai). Trước khi mất, vào năm 1996 bố tôi có lập một di chúc với nội dung như sau: giao một ngôi nhà cho người con trưởng, còn ngôi nhà thứ hai giao cho ba người là: mẹ tôi và hai người con trong số bảy người con. Những người được giao nhà chỉ được để ở chứ không được bán. Nếu bán phải được sự đồng ý của tất cả bảy người con và mẹ tôi. Và khi bán sẽ phải chia đều cho tất cả bảy người con và mẹ. Hỏi: di chúc của bố có phù hợp với quy định của pháp luật không vì việc này gây rắc rối do anh em chúng tôi không nhất trí với nhau?
Trả lời:
Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc cho chung”. Do vậy, hai ngôi nhà phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung vợ chồng của bố và mẹ của bà.
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 233 Bộ luật dân sự(1) về sở hữu chung của vợ chồng quy định như sau:
“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Do đó, bố của bà không có quyền định đoạt toàn bộ khối tài sản này. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự(2): “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình...” thì bố bà chỉ có quyền lập di chúc định đoạt một nửa khối tài sản đó, còn một nửa thuộc quyền định đoạt của mẹ bà nên di chúc của bố là không hợp pháp vì định đoạt quá phần tài sản của mình. Mặt khác vì khối tài sản này là tài sản chung hợp nhất chưa phân chia nên cũng chưa xác định được phần tài sản thuộc sở hữu của bố trong khối tài sản chung với mẹ. Do đó có thể coi trường hợp này là di chúc của bố ông không hợp pháp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 678 Bộ luật dân sự(3) nên việc chia thừa kế sẽ theo pháp luật chứ không theo di chúc. Khối tài sản này sẽ phân chia như sau: một nửa khối tài sản là của mẹ ông, còn một nửa là di sản thừa kế của bố và được chia theo pháp luật.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự(4) quy định những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy, bảy anh em của ông và mẹ ông là những người được hưởng thừa kế di sản của bố.
----------------------------------------------------------
(1) Khoản 1, 2 điều 219 Bộ luật dân sự năm 2005.
(2) Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005.
(3) Điểm b khoản 1 điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005.
(4) Điểm b khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây