1. Hợp thức hóa là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định khái niệm hợp thức hóa là gì, tuy nhiên dựa trên những nghiên cứu về quy trình, thủ tục thực hiện thì có thể hiểu hợp thức hóa là thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.
2. Các trường hợp lấn chiếm đất vẫn được cấp sổ đỏ
Hành vi lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên có một số trường hợp lấn chiếm đất được pháp luật quy định có thể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ theo Điều 139 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp bao gồm:
-
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 do lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn đất, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.
Tuy nhiên, trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 do lấn đất, chiếm đất có nguồn gốc nông, lâm trường đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng qua các thời kỳ thì xử lý như sau:
- Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Trường hợp lấn đất, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở từ trước ngày 01/7/2014, không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 do lấn đất, chiếm đất có nguồn gốc nông, lâm trường đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng qua các thời kỳ thì xử lý như sau:
- Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Trường hợp lấn đất, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở từ trước ngày 01/7/2014, không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp quy định trên và trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hạn mức giao đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.
Trên đây là các trường hợp mà pháp luật quy định về việc lấn chiếm đất vẫn được làm sổ đỏ với các điều kiện kèm theo. Vậy nên, nếu thuộc các trường trên người dân vẫn có thể làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
3. Công việc của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy
Việc nắm bắt các quy định pháp luật, thực hiện các công việc nhằm đạt mục đích được công nhận quyền sử dụng đất, các chủ thể cần có sự tham vấn từ chuyên gia pháp lý có nhiều kinh nghiệm.
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ hợp thức hóa cho đất lấn chiếm theo quy định hiện hành, bao gồm:
- Tư vấn các trường hợp được cấp giấy chứng nhận cho đất lấn chiếm; các chủ thể, các điều kiện, trình tự thủ tục, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật cho từng trường hợp cụ thể;
- Tư vấn các loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết đáp ứng các điều kiện cấp giấy chứng nhận;
- Thay mặt khách hàng thực hiện các công việc: liên hệ do vẽ, lập hồ sơ kỹ thuật; chuẩn bị hồ sơ, nộp, nhận kết quả hồ sơ, kê khai nộp các khoản thuế, phí, lệ phí;
- Theo dõi hồ sơ và các thông báo trả lời của các cơ quan liên quan;
- Nhận kết quả Giấy chứng nhận.
Nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục nhà đất. Chúng tôi hy vọng nhận được sự tin tưởng của khách hàng và cam kết mang đến dịch vụ tốt nhất.
4. Thông tin liên hệ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tư vấn và thực hiện thủ tục hợp thức hóa đất lấn chiếm, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn và thực hiện thủ tục hợp thức hóa đất lấn chiếm nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục hợp thức hóa đất lấn chiếm, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY
Trụ sở: A10-11 Toà nhà Centana, Số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283. 8991104/ Fax: 0283. 8991104
Di động: 0909160684 hoặc 090 7676470
Email: info@luatsuhcm.com/ lsphung@luatsuhcm.com
Chúng tôi trên mạng xã hội