Đại diện hòa giải tranh chấp đất đai

Thứ ba - 20/09/2016 23:54
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 135, Luật đất đai năm 2003 và Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì "Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở" và Khoản 2 của cả hai Điều luật này lại quy định theo hướng "Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp".
1. Nhận định sơ bộ về hòa giải tranh chấp đất đai tại xã, phường 
Theo quy định tại Điều 159 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai thì các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hòa giải, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòa giải.  
Xét về bản chất thì sự khác biệt giữa hòa giải cơ sở và hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn là đối với hòa giải cơ sở do hòa giải viên thuộc Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác thực hiện. Cơ cấu tổ hòa giải có tổ trưởng và các tổ viên do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và do UBND cùng cấp công nhận.
Đối với hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn thì khi hòa giải tranh chấp đất đai phải do Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn thành lập gồm chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn; Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn; Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Từ ngày 1/7/2014 là Luật đất đai 2013 được ban hành, việc hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn không được đặt ra với tư cách là một điều kiện bắt buộc khi thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai tại các cấp Tòa án.
Theo Điều 135 Luật đất đai năm 2003 thì việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định cụ thể như sau:
"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức khác để hòa giải tranh chấp đất đai...".
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì tinh thần về hòa giải trong Luật đất đai 2003 vẫn được kế thừa trong Điều 202 Luật đất đai năm 2013 với một số quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã và thời hạn hòa giải. Điều 202 của Luật này quy định như sau: 
"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. 
2.  Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai".
Hòa giải cơ sở tranh chấp đất đai cơ sở sẽ là căn cứ để Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc. Do đó, định hướng đúng các vấn đề tranh chấp sẽ là lợi thế cho việc giải quyết tại Tòa nếu việc hòa giải không thành. Do vậy, các bên không thể xem nhẹ giai đoạn này.
2. Dịch vụ pháp lý của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đối với việc hòa giải tranh chấp đất đai tại xã, phường:
- Tư vấn, soạn thảo đơn thư để yêu cầu tổ chức hòa giải hoặc trình bày ý kiến về tranh chấp;
- Tập hợp, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ cung cấp cho hội đồng hòa giải để bảo vệ cho đương sự;
- Chuẩn bị và thống nhất phương án làm việc với đương sự tại buổi hòa giải;
- Hỗ trợ pháp lý hoặc đại diện theo ủy quyền cho các bên làm việc tại buổi hòa giải;
- Tư vấn tổ chức thi hành thỏa thuận nếu thỏa thuận thành;
- Tư vấn, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nếu thỏa thuận không thành.
Với đội ngũ Luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực đất đai. Chung tốt cam kết đem lại sự hài lòng và kết quả tốt cho khách hàng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

Hỏi đáp pháp luật

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây