1. Quy định về khởi kiện tranh chấp thừa kế
1.1 Khởi kiện tranh chấp thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Tranh chấp thừa kế là mâu thuẫn giữa những người thừa kế về việc chia, quản lý di sản của người để lại thừa, là tranh chấp thừa kế là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế.
Khởi kiện tranh chấp thừa kế là việc một hoặc nhiều bên liên quan đến di sản thừa kế (tài sản để lại sau khi một người sau khi qua đời) là việc thực hiện các thủ tục để yêu cầu Tòa án giải quyết khi có mâu thuẫn, bất đồng hoặc không đạt được thỏa thuận về việc phân chia tài sản thừa kế.
Những nguyên nhân thường phát sinh tranh chấp thừa kế như không thống nhất về nội dung di chúc, tài sản thuộc diện thừa kế, hoặc quyền lợi của các bên trong việc thừa kế tài sản.
1.2 Các dạng tranh chấp thừa kế thường gặp
Trong thực tế có nhiều tranh chấp thừa kế diễn ra phức tạp, trong đó các trường hợp khởi kiện tranh chấp thừa kế thường gặp như:
- Khởi kiện khi tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc.
- Khởi kiện khi tranh chấp về cách hiểu của nội dung di chúc.
- Khởi kiện khi tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế.
- Khởi kiện khi tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp liên quan đến số lượng, giá trị của di sản.
- Khởi kiện khi tranh chấp về việc tài sản để lại có thuộc sở hữu riêng của người đã mất hay là tài sản chung của gia đình hoặc đồng sở hữu với người khác.
- Khởi kiện khi tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp giữa những người thừa kế cùng hàng thừa kế hoặc giữa những người thuộc các hàng thừa kế khác nhau.
- Khởi kiện khi tranh chấp việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản.
1.3 Quyền khởi kiện tranh chấp về thừa kế
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 và Điều 185 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, mọi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hoặc người khác khi xảy ra tranh chấp. Quyền khởi kiện này có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua người đại diện hợp pháp.
Trong trường hợp tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế, nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoàn toàn có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Nếu vụ việc phức tạp, bạn nên tìm sự hỗ trợ từ luật sư để đảm bảo hồ sơ được soạn thảo đúng quy định, tăng khả năng thành công trong quá trình tố tụng.
2. Các dạng thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế
2.1 Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế
Dựa trên quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, có thể phân tích sâu hơn các vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện thừa kế như sau:
a. Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
Thời hạn 30 năm đối với bất động sản: Đây là thời hạn dài, cho phép người thừa kế có thời gian đầy đủ để yêu cầu chia di sản, đặc biệt trong trường hợp các mối quan hệ gia đình phức tạp hoặc khi người thừa kế không biết rõ về di sản.
Thời hạn 10 năm đối với động sản: Do đặc tính dễ biến động của động sản (bán, tiêu thụ, sử dụng), thời hạn này ngắn hơn nhằm đảm bảo tính kịp thời trong giải quyết tranh chấp.
Khi hết thời hạn, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý. Quy định này nhằm duy trì sự ổn định và tránh kéo dài tranh chấp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người quản lý. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây bất lợi cho các thừa kế khác nếu họ không kịp thời khởi kiện.
b. Thời hiệu yêu cầu xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế
Thời hạn 10 năm: Quy định này phù hợp với tính chất quan trọng của việc xác định quyền thừa kế, tạo điều kiện cho các bên liên quan có thời gian chứng minh quyền lợi.
Việc yêu cầu xác nhận quyền thừa kế có thể liên quan đến các trường hợp tranh chấp di chúc hoặc cần làm rõ mối quan hệ huyết thống, hôn nhân. Ngược lại, bác bỏ quyền thừa kế thường xảy ra khi có tranh cãi về tính hợp pháp của một người được chỉ định thừa kế.
c. Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết
Thời hạn 03 năm: Quy định này mang tính chặt chẽ vì nghĩa vụ tài sản thường có ảnh hưởng trực tiếp đến các bên thứ ba, như chủ nợ của người đã qua đời.
Quy định thời hạn ngắn hơn nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ, tránh tình trạng kéo dài tranh chấp làm mất giá trị tài sản hoặc gây thiệt hại cho các bên liên quan.
d. Tác động thực tế và vấn đề cần lưu ý
Các thời hiệu khởi kiện giúp định rõ giới hạn về thời gian, tránh tình trạng lạm dụng pháp lý hoặc kéo dài tranh chấp.
Nhiều trường hợp người thừa kế không biết về thời hiệu hoặc không phát hiện di sản sớm, dẫn đến mất quyền lợi. Điều này đặc biệt phổ biến với di sản ở xa hoặc di sản không được kê khai đầy đủ.
Người thừa kế nên chủ động tìm hiểu về tài sản, quyền lợi của mình và yêu cầu hỗ trợ từ chuyên gia pháp lý để đảm bảo thực hiện quyền lợi trong thời hạn pháp luật quy định.
Quyền quản lý và sử dụng di sản trong thời hiệu: Trong thời hiệu, việc quản lý và sử dụng di sản phải tuân thủ pháp luật, tránh các hành vi làm giảm giá trị di sản hoặc gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các thừa kế khác.
Như vậy, việc nắm rõ các thời hiệu khởi kiện thừa kế là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra đúng pháp luật.
2.2 Các khoản thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế
Căn cứ quy định tại Điều 156 của Bộ luật dân sự 2015 về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:
“Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.”
Vậy nên, khi một trong các sự kiện trong quy định trên xảy ra, thì khoảng thời gian đó sẽ được xem xét là không tính vào thời hiệu khởi kiện liên quan đến việc thừa kế. Nói cách khác, trong các trường hợp này, thời gian được tạm ngưng và không được tính gộp vào khoảng thời gian tối đa mà pháp luật cho phép để thực hiện quyền khởi kiện về thừa kế.
3. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế bao gồm những gì?
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Các giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện đối với người để lại di sản: Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Di chúc hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các loại giấy tờ liên quan nếu di sản là bất động sản như Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng tặng cho, Hợp đồng thế chấp tại Ngân hàng (nếu có);
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).
Khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế, cần lưu ý các nội dung và tài liệu quan trọng. Đơn khởi kiện cần trình bày rõ ràng về nội dung tranh chấp, yêu cầu của người khởi kiện, cùng các thông tin về các bên liên quan.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị các tài liệu chứng minh quyền thừa kế. Nếu tài sản thừa kế là bất động sản, cần cung cấp các giấy tờ như sổ đỏ, hợp đồng chuyển nhượng, hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác. Đồng thời, người khởi kiện cần đính kèm các tài liệu chứng minh việc giải quyết tranh chấp không thành (nếu có) và nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền theo đúng quy định.
4. Đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế cần có các nội dung nào?
Để đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế được Tòa án thụ lý, cần đảm bảo nội dung đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu, bao gồm các phần sau:
a. Xác định đúng nơi gửi đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế
Hãy ghi chính xác tên Tòa án có thẩm quyền xử lý vụ việc. Dựa vào quy định tại Điều 35, Điều 37 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, bạn cần xác định xem vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh. Việc gửi đúng nơi sẽ giúp tránh tình trạng đơn bị trả lại hoặc mất thời gian xử lý sai thẩm quyền.
b. Thông tin của các bên liên quan trong tranh chấp
Cần cung cấp rõ ràng thông tin của:
Người khởi kiện: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, địa chỉ cư trú hiện tại, số điện thoại liên lạc.
Người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Nếu biết, cũng ghi đầy đủ thông tin tương tự để Tòa án dễ dàng liên lạc và xử lý.
c. Tóm tắt ngắn gọn nội dung tranh chấp
Trong phần này, trình bày rõ:
Mối quan hệ giữa người để lại di sản với người khởi kiện, người bị kiện, và những người liên quan.
Liệt kê tài sản thừa kế: đất đai, nhà cửa, tiền bạc hay các tài sản khác.
Xác định các hàng thừa kế theo quy định pháp luật hoặc theo di chúc.
Trình bày lý do tranh chấp: quyền lợi của bạn bị xâm phạm hoặc không được công nhận.
d. Yêu cầu giải quyết cụ thể
Nêu rõ bạn muốn Tòa án làm gì, ví dụ:
Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Yêu cầu hủy di chúc vì không hợp pháp.
Hoặc yêu cầu khác liên quan đến việc phân chia tài sản.
e. Danh mục chứng cứ kèm theo
Kèm theo đơn, cần nộp các tài liệu để chứng minh yêu cầu của bạn, ví dụ:
- Giấy tờ liên quan đến tài sản thừa kế là bất động sản: Sổ đỏ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà,.v.v
- Giấy tờ liên quan đến người để lại di sản: Di chúc, giấy chứng tử,.v.v
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân: Giấy khai sinh, giấy kết hôn,.v.v
Các tài liệu hoặc biên bản thỏa thuận liên quan đến di sản (nếu có).
f. Chữ ký xác nhận
Kết thúc đơn, người khởi kiện cần ký tên hoặc điểm chỉ để xác nhận nội dung và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp.
Với nội dung được chuẩn bị chi tiết và logic như trên, hồ sơ khởi kiện của bạn sẽ dễ dàng được Tòa án thụ lý, tạo tiền đề tốt cho việc giải quyết tranh chấp.
5. Dịch vụ tư vấn khởi kiện tranh chấp thừa kế
Dịch vụ tư vấn khởi kiện tranh chấp thừa kế bao gồm việc hỗ trợ khách hàng trong quá trình giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thừa kế tài sản. Các dịch vụ này thường bao gồm:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý: Giải đáp mọi thắc mắc về quyền thừa kế, di chúc, và các quy định pháp luật liên quan.
- Hướng dẫn khách hàng trong việc xác định thẩm quyền và trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế.
- Soạn thảo đơn khởi kiện: Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế, đảm bảo đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết để nộp cho Tòa án.
- Hỗ trợ thu thập chứng cứ: Hỗ trợ khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ như di chúc, giấy chứng tử, sổ đỏ, hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng tài sản liên quan đến thừa kế.
- Đại diện pháp lý: Đại diện khách hàng tham gia các buổi làm việc với Tòa án hoặc các cơ quan liên quan. Đại diện khách hàng bảo vệ quyền lợi trong các phiên tòa hoặc các cuộc hòa giải.
- Tư vấn các phương án giải quyết: Đưa ra các phương án giải quyết tranh chấp như thỏa thuận, hòa giải, hoặc tranh tụng tại Tòa án, nhằm tối ưu hóa quyền lợi của khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng cập nhật và giám sát tiến trình vụ kiện, đảm bảo rằng mọi thủ tục được thực hiện đúng quy trình pháp luật.
Với dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, khách hàng sẽ được hỗ trợ toàn diện trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giải quyết tranh chấp thừa kế một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm: Chi phí thuê Luật sư khởi kiện tranh chấp thừa kế
6. Thông tin liên hệ VPLS Tô Đình Huy
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến khởi kiện tranh chấp thừa kế, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự thông tin chi tiết về dịch vụ, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời. Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ khởi kiện tranh chấp thừa kế, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.
Chúng tôi trên mạng xã hội