Thứ nhất, việc nộp đơn ly hôn Theo điểm a khoản 1 điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:“Thẩm quyền xét xử về hôn nhân ( không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp quận/ huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc cuối cùng”
Nên trong trường hợp này người chồng có thể gửi đơn xin ly hôn đến Tòa án nơi mà người vợ đang cư trú,làm việc.
Nếu người vợ vẫn đang cư trú, làm việc ở Quảng Ninh thì tòa án nhân dân huyện ở Quảng Ninh nơi người vợ cư trú cũng có thẩm quyền giải quyết. Hoặc nếu người vợ trở về Thanh Hóa cư trú thì tòa án ở Thanh Hóa sẽ có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp người vợ đang làm việc ở bất kỳ tỉnh thành nào thì người chồng đều có thể gửi đơn đến tỉnh thành đó để yêu cầu giải quyết ly hôn.
Đây là quy định được áp dụng trong trường hợp người chồng đơn phương ly hôn. Còn nếu thuận tình ly hôn thì việc nộp đơn có thể được tiến hành tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai người đang cư trú và làm việc theo đúng quy định tại điểm h khoản 2 điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi 2011)
“h) Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
Quy định này sẽ tạo thuận tiện hơn cho hai vợ chồng trong việc giải quyết ly hôn và thời hạn để tòa án giải quyết thuận tình ly hôn cũng nhanh chóng hơn thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
Chúng tôi trên mạng xã hội