Người nào được ký vào bản vẽ hoàn công

Câu hỏi:
Xin cho biết những người nào phải ký và đóng dấu vào bản vẽ hoàn công công việc, bộ phận và giai đoạn xây dựng hoàn thành, hạng mục công trình và công trình hoàn thành đối với các trường hợp sau: 1. Không thực hiện tổng thầu thi công, tổng thầu EPC 2. Khi thực hiện tổng thầu thi công, tổng thầu EPC Rất mong nhận được hồi âm và trả lời chung trên mạng.
Trả lời:
Khoản 2 và khoản 3 Điều 27của Nghị định 209/2004/NĐ-CP đã quy định về việc ký, xác nhận bản vẽ hoàn công như sau:
  “2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì.
  3. Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.”
  Hơn nữa Điều 20 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP cũng đã quy định trách nhiệm của tổng thầu trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình như sau:
1. Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.
2. Tổng thầu thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này đối với nhà thầu phụ.
3. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
4. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận.”    
Căn cứ các quy định nêu trên, việc xác nhận bản vẽ hoàn công thực hiện như sau:
          1. Đối với bản vẽ hoàn công công việc được quy định tại khoản mục B Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân  trong hoạt động xây dựng ”:
          1.1. Khi không thực hiện tổng thầu thi công, tổng thầu EPC
          a) Người lập bản vẽ hoàn công (ghi rõ họ tên, chữ ký): Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Đây là kỹ sư trực tiếp hướng dẫn công nhân thi công, trực tiếp kiểm tra và tự nghiệm thu trước khi mời các thành phần được quy định tại khoản 3.6 mục II của Thông tư 12/2005/TT-BXD thực hiện nghiệm thu nội bộ.
          b) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ( ký tên xác nhận):  
- Là kỹ sư giám sát của Ban quản lý dự án khi Ban có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Là kỹ sư giám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng được Ban quản lý dự án thuê khi Ban không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005. 
          1.2. Khi thực hiện tổng thầu thi công, tổng thầu EPC
          a) Người lập bản vẽ hoàn công (ghi rõ họ tên, chữ ký): Nguời phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ thi công xây dựng công trình
          b) Người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu ( ký tên xác nhận):
- Là kỹ sư giám sát của Nhà thầu tổng thầu khi Nhà thầu tổng thầu có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Là kỹ sư giám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng được Nhà thầu tổng thầu thuê khi Nhà thầu tổng thầu không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005. 
          2. Đối với bản vẽ hoàn công bộ phận, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình hoàn thành
2.1. Khi không thực hiện tổng thầu thi công, tổng thầu EPC
          a) Người lập bản vẽ hoàn công (ghi rõ họ tên, chữ ký): như điểm a khoản 1.1.
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng ( ký tên và đóng dấu): Người này là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Điều 141 của Bộ Luật Dân sự ) trực tiếp ký hợp đồng thi công xây dựng với chủ đầu tư. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự .
Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản ( giấy ủy quyền) phải ghi rõ số lưu, thời gian viết ủy quyền, chức vụ người ký giấy ủy quyền, đồng thời phải ghi rõ họ tên; chức vụ số Chứng minh nhân dân (CMND) của ng­ười đ­ược ủy quyền, nội dung phạm vi công việc ủy quyền và thời hạn ủy quyền.
          c) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ( ký tên xác nhận): như điểm b khoản 1.1.
2.2. Khi thực hiện tổng thầu thi công, tổng thầu EPC
a) Người lập bản vẽ hoàn công (ghi rõ họ tên, chữ ký): như điểm a khoản 1.2.
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng ( ký tên và đóng dấu): Người này là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Điều 141 của Bộ Luật Dân sự ) trực tiếp ký hợp đồng thi công xây dựng với chủ đầu tư. Đó chính là Nhà thầu Tổng thầu chứ không phải là nhà thầu phụ trực tiếp thi công.
c) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ( ký tên xác nhận):  như điểm b khoản 1.1.
 

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây