Di chúc có điều kiện

Câu hỏi:
Cha tôi muốn di chúc cho tôi được hưởng căn nhà sở hữu của cha tôi, nhưng ông lại muốn có điều kiện là tôi phải nhường quyền sở hữu căn nhà tôi đang ở cho em trai tôi. Hỏi: cha tôi lập di chúc như vậy có hợp pháp không? Tôi phải làm gì để chuyển nhượng căn nhà tôi đang ở cho em tôi?
Trả lời:
Căn cứ Điều 649 Bộ luật dân sự(1) quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Như vậy, nếu căn nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bố bà thì ông có quyền di chúc để lại cho bà.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự(2) quy định: “Người lập di chúc có các quyền sau đây:
- Quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.
Đối chiếu vào trong trường hợp này thì người cha có ý định chia di sản (căn nhà) cho người em, nhưng vì bà có sở hữu một tài sản khác (nhà ở) nên người cha ra điều kiện nếu bà cho người em sở hữu căn nhà này thì sẽ được toàn quyền sở hữu căn nhà của người cha (mà không phải phân chia cho người em nữa). Yêu cầu này của người cha là phù hợp với thực tế và không trái luật.
- Còn quan hệ chuyển nhượng giữa hai chị em (cụ thể người chị cho người em sở hữu căn nhà của mình) là quan hệ tặng cho theo quy định của Bộ luật dân sự cụ thể:
Căn cứ Điều 201 Bộ luật dân sự(3) quy định chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình theo hình thức tặng cho.
Điều 201 Bộ luật dân sự quy định: “Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
Chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản”.
Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự(4) việc tặng cho bất động sản phải lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký sở hữu theo quy định pháp luật và hợp đồng tặng cho nhà sẽ có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
Điều 463 Bộ luật dân sự quy định:
“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản”. 
Để chuyển nhượng căn nhà thuộc sở hữu của bà cho người em trai, bà phải làm các thủ tục tặng cho theo quy định của pháp luật.
------------------------------------------------------
(1) Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005.
(2) Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2005.
(3) Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Quyền định đoạt là chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó".
(4) Điều 467 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản".

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây