Giới hạn thời gian di chúc miệng

Câu hỏi:
Cho tôi hỏi, mẹ tôi mất năm 2009 ( không để lại di chúc ), ba tôi mất năm 2010 cũng không làm di chúc. Ba mẹ tôi có 8 người con. Tài sản ba mẹ tôi hiện có là một căn nhà và đất. Hiện tại người em tôi đang ở căn nhà và phần đất đó ( ở từ lúc ba mẹ tôi còn sống đến giờ ). Tôi thì đang ở xa ( không có tên trong hộ khẩu của ba mẹ nữa ) một số anh chị em trong gia đình tôi, muốn người em đang ở căn nhà đó làm giấy chủ quyền và đứng tên căn nhà và phần đất. Nếu không có sự đồng ý của tôi, liệu người em của tôi có làm được giấy chủ quyền và đứng tên căn nhà và phần đất đó được không ? nếu người em tôi muốn đứng tên căn nhà và phần đất đó, mà không thông báo cho tôi biết, như vậy có đúng luật không ? Trong trường hợp này tôi có thể làm đơn ngăn chặn người em tôi làm giấy chủ quyền đứng tên căn nhà và phần đất đó có được không ? Nếu được gửi cho cơ quan có thẩm quyền nào ? gữi cho phường, khu phố hay tỉnh em tôi đang ở ? Tôi làm đơn ngăn chặn có chử ký của tôi, vậy có cần công chứng hay xác nhận của công an phường tôi đang ở hay không ? trường hợp không gữi trực tiếp mà gữi qua đường bưu điện có đúng luật không ? thời gian từ lúc tôi gữi đơn đến bao lâu đơn tôi mới có hiệu luật ? Trường hợp một số anh chị em của tôi không muốn bán hoặc phân chia tài sản. Nay tôi có thể làm đơn khởi kiện, để phân chia tài sản theo đúng pháp luật được không ? đơn khởi kiện bao gồm những giấy tờ nào ( giấy tờ nào bắt buộc, giấy tờ nào không bắt buộc ), lệ phí làm đơn khởi kiện là bao nhiêu ? án phí đó do người khởi kiện chịu hoàn toàn hay các anh chị em tôi cùng chịu ? Nếu làm đơn thì gữi cho cơ quan nào tiếp nhận đơn của tôi ? phải mất khoảng bao lâu đơn khởi kiện phân chia tài sản mới được giải quyết ? Trước khi chết ba tôi có nói, muốn cho tôi một phần đất để sau này xây nhà để ở ( lúc ba tôi nói không có mặt của tôi, nhưng có 3 người em của tôi ở đó nghe ba tôi nói ), 3 ngươi em của tôi nghe ba tôi nói, nhưng không có ra công chứng để chứng thực và xác nhận lời nói của ba tôi trước khi chết lúc đó. Bây giờ đã qua một năm, 3 người em đó của tôi sẽ ra công chứng để xác nhận lời nói của ba tôi, như vậy có được không ? luật pháp có chấp nhận không ? di chúc miệng có giới hạn về thời gian không ? Rất mong được sự trả lời và giúp đỡ. Chân thành cảm ơn .
Trả lời:
Theo của điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” bạn cũng là người đồng thừa kế như nhũng người con khác trong gia đình, nên bạn cũng được hưởng 1 phần trong số di sản để lại, nên người em của bạn không thể tự mình chuyển quyền sử dụng đối với quyền sử dụng đất trên.
Theo quy định tại điều 645 Bộ luật dân sự, cụ thể: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế", vì vậy bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế theo theo pháp luật. Đối với trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất: nhà, đất đang có tranh chấp và được Tòa án nhân dân thụ lý sẽ không được cấp giấy chứng nhận.
Đối với việc yêu cầu ngăn chặn mua bán, chuyển dịch, thế chấp nhà đất, căn cứ điều 4 và điều 99 của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định, bạn nên nộp đơn tại TAND quận, yêu cầu tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp, tạm thời để bảo vệ quyền lợi của mình.
Đơn yêu cầu ngăn chặn chỉ cần có chữ ký của bạn là đủ, và có thể gởi theo đường bưu điện. (nếu gửi theo đường bưu điện, bạn cần có văn bản xác nhận chữ ký)
Án phí đối với yêu cầu chia di sản thừa kế bạn có thể tham khảo tại danh mục mức án phí, lệ phí tòa án
(Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009)

2. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
a) từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
 
Người khởi kiện sẽ đóng tạm ứng án phí bằng 50% mức án phí, án phí sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật các bên sẽ đóng tương đương phần giá trị mình được hưởng.
Đối với di chúc miệng, theo quy định tại điều 651, khoản 5 Bộ luật dân sự:
Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Bây giờ đã qua một năm, 3 người em của bạn ra công chứng để xác nhận lời nói của ba bạn, như vậy là không đúng quy định của pháp luật

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây