Thủ tục giám đốc thẩm tranh chấp nhà đất
Theo tổng kết của TANDTC thì đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hằng năm là rất lớn, mỗi thẩm phán ở Tòa tối cao phải giải quyết trên 150 vụ/năm. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ tồn đọng không nhỏ. Như vậy, những đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được xem xét và có quyết định kháng nghị phụ thuộc lớn cơ sở để kháng nghị và bằng chứng cho đề nghị.
Theo quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011. Cụ thể: Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Căn cứ vào quy định của “Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”
Điều 284a quy định về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm:
1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.
2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.
3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.
Như vậy, việc đưa ra căn cứ để chứng minh yêu cầu của mình, đồng thời thể hiện trong đơn đề nghị là một công việc phức tạp đòi hỏi người yêu cầu phải nắm rõ quy định pháp luật về nội dung và thủ tục liên quan đến vụ án.
Với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm giải quyết tranh chấp nhà đất, chúng tôi xác định việc định hướng cho khách hàng tìm ra cơ sở kháng nghị trên sự thật khách quan của vụ án là thế mạnh của chúng tôi. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.
Ý kiến bạn đọc