Câu hỏi:
Năm 1965, cụ Nguyễn Văn G và cụ Nguyễn Thị K có một diện tích 500m2 đất tại thôn P, xã E, huyện S, tỉnh L, trong đó diện tích đất ở là 150m2, đất vườn là 350m2, đã được cấp GCNQSDĐ đứng tên hai ông bà. Trên phần diện tích đất ở hai cụ đã xây dựng ngôi nhà 2 tầng kiên cố. Cụ G và cụ K có một con trai duy nhất là Ông Nguyễn Văn Q. Năm 1980, ông Q và bà Lê Kim D lấy nhau, có đăng ký kết hôn hợp pháp ở xã L. Ông Q và bà D có hai con chung là anh Nguyễn Văn N và chị Nguyễn Thị Y. Năm 2007, bà K chết. Năm 2008, ông G chết. Ngày 1/12/2007, khi còn minh mẫn cả ông G, bà K lập di chúc được chứng thực tại UBND xã E để lại tất cả diện tích 500m2 cho ông Q, bà D, mỗi người được hưởng một nửa. Năm 2009, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông Q, bà D theo nội dung bản di chúc ngày 1/12/2007. Tháng 8/2014, anh N lập gia đình với chị H và xin bố mẹ 300m2 ra xây nhà ở riêng. Vì thế ông Q có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng phần đất vườn sang đất ở để cho vợ chồng anh N đất làm nhà. Ông Q bàn với vợ nhưng bà D đồng ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng không đồng ý tặng cho anh N, chị H 300m2 đất vì bà vốn không ưa chị H. Với con mắt của người từng trải, bà D thấy chị H là một người ham chơi và thích hưởng thụ. Có lần bà nghe được chị H nói với bạn là sau khi ông Q cho anh N đất thì chị H sẽ xúi anh N bán đất để chuyển về nhà bố mẹ đẻ chị H sống. Dù được bà D khuyên bảo, phân tích, nhưng ông Q vốn là người chiều con nên ông vẫn quyết tặng cho anh N 300 m2 đất sau khi ông hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.