Câu hỏi:
Vào năm 2002, chị L và chồng là anh S được mua hóa giá nhà và 200m2 đất tại xã LH, huyện B, tỉnh K, theo Nghị định 61 của Chính phủ, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 2210 ngày 25/5/2003 đứng tên vợ chồng chị L, anh S. Anh chị đã cải tạo nhà cấp 4 kiên cố để ở. Năm 2010, anh S được cơ quan điều động vào thành phố H công tác nên chị cùng chồng vào thành phố H sinh sống. Diện tích đất trên, vợ chồng anh chị nhờ người em trai của anh S là anh T trông coi, chăm sóc. Hàng năm, do không có điều kiện về quê, anh chị vẫn gửi tiền nhờ em trai đóng các khoản thuế đất và nhà theo quy định của Nhà nước. Mãi tới năm 2014, gia đình chị về thăm gia đình mới biết anh T tự ý bán cho anh Q 80m2 đất (phần đất trống) trong tổng số 200m2 vào năm 2013 mà không có sự đồng ý của vợ chồng chị. Anh T và anh Q đã ký với nhau hợp đồng mua bán đất (thuật ngữ pháp lý gọi đây là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất). Anh Q đã trả đủ tiền 80.000.000 vnđ mua đất cho anh T và được anh T giao đất sử dụng từ khi ký hợp đồng cho đến thời điểm hiện tại dù diện tích đất vẫn đứng tên vợ chồng chị L, anh S. Chị L đã nhiều lần yêu cầu anh Q trả lại đất nhưng anh Q không chịu trả vì cho rằng mình đã trả tiền mua đất. Khi bán đất cho anh Q, anh T bảo anh T được vợ chồng chị L, anh S gọi điện thoại về nhờ bán đất. Số tiền bán đất sẽ được anh T chuyển cho vợ chồng chị L, anh S. Vì nghĩ anh T là em trai anh S nên anh Q cũng không yêu cầu anh T cho xem văn bản ủy quyền giữa vợ chồng chị L, anh S. Theo chị L thì cho tới thời điểm hiện tại, anh T chưa chuyển cho chị bất kỳ số tiền nào từ việc bán đất. Nguyện vọng của chị không muốn lấy tiền bán đất cho anh Q và muốn lấy lại 80m2 đất. Hiện nay, giấy tờ đất vẫn đứng tên vợ chồng chị L, anh S. Chị L, anh S và con trai có hộ khẩu thường trú tại xã TP, huyện B, tỉnh H nhưng hiện nay chị sinh sống tại quận TB, thành phố H. Ngày 6/12/2014, Chị L muốn khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu anh Q phải trả lại 80m2 đất cho vợ chồng chị.