Câu hỏi:
Xã T, huyện C, thành phố H có truyền thống trồng hoa phong lan chơi cảnh. Những năm trước đây, để tiêu thụ lượng hoa lan, các hộ gia thường tự liên hệ với các đầu mối trung gian để cung cấp sỷ các chậu lan hoặc chở lan vào nội thành để bán lẻ. Vì không có một tổ chức, đoàn thể nào phụ trách thu mua nên lợi ích từ việc bán lan chơi cảnh ngày càng giảm, đời sống người dân ngày càng hạn chế. Số tiền mà mỗi hộ trồng bàn bỏ ra nhiều nhưng số tiền thu vào không được bao nhiêu do phải chia tỷ lệ phần trăm cao cho các đầu mối trung gian bỏ lan. Người dân trồng lan chán nản, một số đã chuyển sang trồng cây ăn quả, một số khác đang có kế hoạch chuyển đổi sang loại hình nông nghiệp khác để thu về lợi nhuận cao hơn. Nghề trồng lan bao đời của làng dần bị mai một. Trước sự tình đó, để quảng bá cho nghề trồng hoa lan, lấy lại danh tiếng làng nghề truyền thống, tháng 1/2015, UBND xã T phối hợp với công ty quảng cáo B tổ chức hội chợ triển lãm hoa lan trong vòng 10 ngày. Do địa điểm tổ chức hội chợ là sân nhà văn hóa của xã không đủ diện tích nên xã T đang có kế hoạch sử dụng (trưng dụng) một phần đất của các gia đình xung quanh sân vận động xã, trong đó có gia đình của chị P. Chị P hoàn toàn ủng hộ kế hoạch tổ chức hội chợ triển lãm hoa lan nhưng cũng rất lo lắng và hoang mang vì nghe nói khi hết thời hạn tổ chức hội chợ, xã T sẽ không trả lại đất cho các hộ gia đình mà lấy để làm nơi tổ chức triển lãm hoa lan hàng năm. Đồng thời chị cũng phân vân không biết nếu đất thuộc quyền sử dụng của chị bị trưng dụng thì có được hỗ trợ gì không. Có người còn bảo chị may mắn vì chị sẽ được chính quyền hỗ trợ một số tiền không nhỏ đối với đất được trưng dụng.