Câu hỏi:
Ba tôi nay tuổi đã cao ( 86 tuổi ) và đang bệnh nặng nay viết di chúc để lại tài sản là một căn nhà cho hai người con. Căn nhà trên do ba tôi mua lại năm 1966 bằng giấy mua bán nhà ( đã đóng trước bạ tại Ty trước bạ IV Sài Gòn và có xác nhận của Tòa Hành Chánh Quận 4 ).
Khi tôi đưa ba tôi đến UBND Phường 18 ( rất khó khăn ) xin xác nhận chữ ký vào di chúc thì bộ phận Tư pháp Phường đã từ chối xác nhận vào di chúc với lý do giấy tờ nhà không hợp lệ.
Việc từ chối xác nhận chữ ký của công dân như trên của UBND phường 18 và UBND Quận 4 như vậy có đúng luật dân sự không. Kính nhờ LS tư vấn giúp đỡ trong thời gian sớm nhất có thể,.
Trả lời:
Ba tôi nay tuổi đã cao ( 86 tuổi ) và đang bệnh nặng nay viết di chúc để lại tài sản là một căn nhà cho hai người con. Căn nhà trên do ba tôi mua lại năm 1966 bằng giấy mua bán nhà ( đã đóng trước bạ tại Ty trước bạ IV Sài Gòn và có xác nhận của Tòa Hành Chánh Quận 4 ).
Khi tôi đưa ba tôi đến UBND Phường 18 ( rất khó khăn ) xin xác nhận chữ ký vào di chúc thì bộ phận Tư pháp Phường đã từ chối xác nhận vào di chúc với lý do giấy tờ nhà không hợp lệ.
Việc từ chối xác nhận chữ ký của công dân như trên của UBND phường 18 và UBND Quận 4 như vậy có đúng luật dân sự không. Kính nhờ LS tư vấn giúp đỡ trong thời gian sớm nhất có thể,.
Căn cứ điều 646 BLDS 2005 có quy định:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”Căn cứ điều 66 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 có quy định thì:
Điều 66. Thời hạn thống nhất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất bằng Giấy chứng nhận 1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Trường hợp trước ngày 01 tháng 11 năm 2007 người sử dụng đất đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận và người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì vẫn được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Từ các quy định trên cho thấy, việc lập di chúc không bắt buộc người lập di chúc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được lập di chúc mà chỉ cần có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, các giấy tờ làm căn cứ để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi nhận tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Trong trường hợp của bạn, ba của bạn đã có giấy tờ mua bán nhà đất năm 1966 đây là giấy tờ quy định tại điểm d, khoản 1 điều 50 luật đất đai 2003, do vậy ba của bạn có quyền để lại di chúc đối với tài sản là quyền sử dụng đất đó. Việc UBND phường từ chối chứng thực di chúc vì lý do giấy tờ không hợp lệ là không có cơ sở pháp lý.
Chúng tôi trên mạng xã hội