Câu hỏi:
Tôi muốn luật sư giải đáp thắc mắc sau của tôi!
Tôi hiện có vốn đầu tư ở Việt Nam, nhà ở, đất mua lập quy hoạch dự án, tôi có đứng tên trong công ty tại Việt Nam trong thời gian chờ đợi thủ tục lập quy hoạch chi tiết 1/500 đất chưa đưa vào công ty, số đất còn lại do hai vợ chồng người em thứ út đứng tên (một thửa khoảng 2ha) và một thửa đất khác hai hai vợ chồng em vợ thứ Tám đứng tên khoảng 900m2, hiện đang nộp hồ sơ xin đầu tư xây nhà phố, chưa đưa vào công ty (thủ tục đã nộp cho Sở KHĐT tỉnh) và hai căn nhà tại Tphcm người em vợ thứ Sáu đứng tên.
Xin hỏi như tôi chờ giấy xác nhận nguồn gốc người Việt Nam định cư nước ngoài, và có đứng tên đăng ký kinh doanh bất động sản (công ty do sở KHĐT cấp tên mình giữ cổ phần 98%). Tôi thường xuyên về Việt Nam, thời gian 4 năm trước có ở liên tục tại Việt Nam 6 tháng nhưng passport cũ đã đổi lại passport mới, có một lần 3 tháng trung bình 2 tháng là thường, mỗi năm tôi về từ 3 đến 4 lần.
Trường hợp của tôi như vậy nhờ luật sư tư vấn, giúp tôi làm thế nào để bảo đảm được quyền lợi cho tôi. Riêng phần mấy đứa em đứng tên đều đồng ý làm mọi thủ tục để đảm bảo quyền lợi tài sản mình đầu tư vào được hợp thức hóa, nói chung vì ngại chẳng hạn tai nạn xe cộ, hoặc mất trí nhớ….bởi vì tài sản nào cũng hai vợ chồng mấy em cũng đứng tên chung, sợ một trong hai có xảy ra tai nạn thì không ký được hai chữ ký.
Mong luật sư tư vấn thủ tục làm như thế nào?
Trả lời:
Chào bạn!
Trường hợp của bạn, các tài sản là bất động sản đều do em của bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Luật số: 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung điều 126 của luật nhà ở và điều 121 của luật đất đai
Các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;
b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
Nếu bạn thuộc trường hợp trên, thì có thể yêu cầu những người em chuyển quyền sở hữu lại cho bạn. Nếu không thuộc trường hợp trên, bạn có thể làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam để có thể có quyền sở hữu tài sản là bất động sản.
Chúng tôi trên mạng xã hội