Nhà cho ở nhờ tranh chấp

Câu hỏi:
Xin chào Luật sư!, Mong Luật sư tư vấn dùm tôi những vấn đề sau: Trước năm 1975 bà nội tôi có cho người ta ở nhờ ( tạm goi ông S ) trên phần đất của ông bà mà ko thu bất kỳ khoản tiền nào khác ( trên phần đất đó cũng có bà con trong giòng họ cùng sinh sống ) Sau 1975, có đợt làm sổ đỏ đại trà, bà nội tôi (đứng chủ sỡ hữu mảnh đất trên sổ bộ ), có ký tên cho các con cháu có nhà trên mảnh đất để được cấp sổ đỏ, ông S có qua xin nội tôi ký tên cho nhưng nội ko chấp nhận, nói là chỉ cho ở nhờ đến khi nào có đều kiện chuyển đi thì thôi chứ ko cho luôn. Sau khi ông S mất, con ông ấy có lên xã xin cấp giấy nhiều lần, nhưng ba tôi biết ( hiên là thừa kế của nội ), nên có ra xã nói là đất ở đậu, yêu cầu ko cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó thì con trai của ông ở nhờ liên tục kiếm chuyện với gia đình tôi, cũng có nhiều lân tranh chấp, nhưng chưa bao giờ chính thức tranh chấp về mảnh đất đó ( ba tôi có nhiều lần ra xã hỏi là có thể xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình tôi ko, thì nhân viên ngoài xã cứ bảo là ko thể vì cấp cho ông thì ông đuổi người ta đi, chổ đâu người ta ở ( Thật ra thì sau này ba tôi mới biết là nhà đó có đất, nhưng đã bán cho người khác mà ko chịu chuyển đi, giờ tôi lại nghe nói là định bán phần đất ở nhà tôi ). Vậy tôi xin nhờ Luật sư giúp dùm : * Liệu nếu nhờ một mối quan hệ nào đó , người nhà ông S có được giấy chứng nhận QSDĐ? và giấy đó có hợp lệ ko? * Nếu nhà tôi đồng ý chi trả phần di dời nhà cho con của ông S, thì liệu nhà tôi có lấy lại được phần đất đó ko, thủ tục hành chính phải làm như thế nào? Rất mong nhận được hồi âm sớm từ Luật sư vì tôi nghe nói đang có đợt làm lại giấy tờ gì đó!
Trả lời:
Căn cứ khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24/8/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 quy định về: Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở giữa cá nhân với cá nhân:
“3. Trong trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở không được xác định trong hợp đồng, thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ được lấy lại nhà ở, nếu các bên không có thoả thuận khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ biết trước ít nhất là sáu tháng. Trong trường hợp bên mượn, bên ở nhờ không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác, thì tuỳ từng trường hợp mà được tiếp tục sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở đang mượn, đang ở nhờ cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2005 và các bên phải ký kết hợp đồng thuê nhà ở theo quy định của Bộ luật Dân sự; giá thuê nhà ở được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Nghị quyết này; nếu bên mượn, bên ở nhờ không chịu ký kết hợp đồng thì phải trả lại nhà; nếu bên cho mượn, bên cho ở nhờ không chịu ký kết hợp đồng thì bên mượn, bên ở nhờ được tiếp tục ở nhà đang mượn, đang ở nhờ cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2005.”
Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Quyền đòi lại tài sản
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.”
Căn cứ Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.
Căn cứ các quy định nêu trên, bà nội bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bà nội bạn là chủ sở hữu hợp pháp đối với toàn bộ diện tích đất này. Tuy nhiên, bà nội bạn đã mất không di chúc thì những ngừơi thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong đó có ba bạn được quyền sở hữu phần đất đó của bà nội bạn. Ba bạn có thể nộp đơn lên PTN&MT để yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khi đã giải quyết xong tranh chấp theo luật pháp.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây