Câu hỏi:
Bà tôi có mãnh đất 500m2 chưa được cấp GCNQSD đất nay bà tôi mất..ba tôi có ba người con và đang làm thủ tục chia tài sản theo pháp luật..
vậy diện tich đất trên có cần đo đạc lại không, nếu đo đạc lại thiếu một trong ba nguời thừa kế đó mà người đó không đồng ý kết quả đo đạc đó vậy kết quả đo đạc đó có gia trị pháp lý không thưa luật sư..
Hồ sơ đo đạc củ vào năm 2002...
Nếu sây ra tranh chấp giữa ba bên toà án có thăm quyền giải quyết không thưa luật sư khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất...
Dạ cảm ơn luât sư !
Trả lời:
Căn cứ Điều 66 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định về thời hạn thống nhất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất bằng Giấy chứng nhận thì kể từ ngày 1/1/2008, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do đó việc lập di chúc không bắt buộc người lập di chúc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được lập di chúc mà chỉ cần có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, các giấy tờ làm căn cứ để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi nhận tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
Trường hợp bạn hỏi được quy định tại điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004 NQ/HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Cụ thể như sau:
“
Xác định quyền sử dụng đất là di sản1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũnglà di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.” Do vậy nếu vụ việc được đưa ra Tòa án để giải quyết thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật trên để giải quyết. Nếu đất của bà bạn không có giấy tờ gì thì cần phải có ý kiến của UBND mới xác định được đó có phải là di sản hay không.
Những đồng thửa kế có thể tiến hành thủ tục xin cấp GCN QSD đất đối với thửa đất đó, nếu thửa đất đó có nguồn gốc do bà bạn sử dụng ổn định theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai).
Hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của BLDS và Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên để giải quyết. Sau khi có bản án hoặc Quyết định của Tòa án xác định thửa đất đó là di sản và các đồng thừa kế có quyền thừa kế thì họ căn cứ vào bản án, quyết định đó để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chúng tôi trên mạng xã hội