Có được hưởng di sản ông bà để lại không ?

Câu hỏi:
Ông nội tôi trước đây có khối tài sản là năm gian nhà ngói liền kề với mảnh vườn diện tích 250m2, tổng là 324m2. Ông tôi mất năm 1977 để lại quyền thừa kế cho bà nội tôi (có giấy tờ). Năm 1998 bà nội tôi cũng mất và không có di chúc. Ông bà tôi có năm người con trai, trong đó hai bác trai đã mất năm 1968 và năm 1991, chỉ còn hai bác dâu nhưng cũng đã có nhà và đất riêng biệt ở quê mà ông bà cho từ khi ông bà còn sống. Chỉ còn ba người con trong đó có bố tôi và hai chú là chưa được chia. Bố tôi là con thứ ba đã mất năm 1989. Hiện nay chỉ có chú út tôi đang quản lý diện tích nhà đất của ông bà. Nay tôi về quê xin một phần diện tích đất trên để làm nơi thờ cúng cho người đã khuất. Tôi đã nói chuyện với hai chú nhưng chưa được giải quyết. Uỷ ban nhân dân xã đã hoà giải nhưng không có kết quả. Hỏi: tôi có quyền hưởng phần di sản thừa kế (đất đai, tài sản) của ông bà tôi để lại không?
Trả lời:
Vì ông nội mất đi để lại quyền thừa kế căn nhà và mảnh vườn cho bà nội nên tài sản này là của bà nội. Năm 1998 bà nội mất đi không để lại di chúc nên việc phần chia di sản thừa kế của bà nội phải theo quy định của pháp luật.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự(1) thì bố ông và hai người bác đã mất nên chỉ còn hai người chú con của ông bà nội thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng nhau.
Điểm a khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. 
Tuy nhiên bố ông và bác lại mất trước bà nội nên theo quy định tại Điều 680 Bộ luật dân sự(2) thì: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha cháu được hưởng nếu còn sống...”. Như vậy, những người con của 2 người bác (nếu có) và ông cùng các anh chị em của ông (nếu có) là những người thừa kế thế vị và được quyền hưởng kỷ phần thừa kế của 2 bác và bố ông bằng mỗi phần mà mỗi người chú còn sống được hưởng.
Vì bà nội mất năm 1998 nên vẫn còn thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định của Điều 648 Bộ luật dân sự(3): “Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Vì vậy ông cũng có quyền hưởng phần di sản thừa kế của bà nội để lại và có thể khởi kiện yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế của bà nội.
-------------------------------------------------
(1) Điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.
(2) Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng 1 thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".
(3) Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế".

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây