Di chúc cho người không có quốc tịch Việt Nam

Câu hỏi:
Xin Chào Quý luật sư! Vui lòng tư vấn giúp tôi về thông tin liên quan đến việc Lập Di Chúc. 1.Có thể Di chúc cho thân nhân đang sinh sống ở nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam không? 2.Hướng dẫn cách thực hiện di chúc bằng văn bản. Chân thành cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn!
1/ Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” như vậy bạn vẫn có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho nhân thân đang sinh sống tại nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam.
Và cũng theo quy định tại Điều 121 Luật đất đai, Luật số 34/2009/QH12 ngày 18-12-2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;
b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
Như vậy nếu người được thừa kế theo di chúc thuộc đối tượng nêu trên, khi được hưởng di chúc là nhà, đất họ sẽ có quyền sở hữu. Nếu không thuộc những đối tượng nêu trên, họ chỉ được nhận giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

2/ Việc lập di chúc bằng văn bản bao gồm:
-      Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
-          Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
-          Di chúc bằng văn bản có công chứng;
-          Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
      Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 653 BLDS 2005):
-          Ngày, tháng, năm lập di chúc;
-          Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
-          Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
-          Di sản để lại và nơi có di sản;
-          Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Lưu ý về điều kiện sau đây đối với người lập di chúc:
-    Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
-    Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật
Trên đây là các nội dung cơ bản đối với việc lập di chúc bằng văn bản, để hiểu rõ hơn về trường hợp của bạn, bạn có thể tham khảo quy định từ điều 646 đến điều 673 Bộ luật dân sự 2005 về thừa kế theo di chúc.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây