Trả lời:
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật dân sự
(1) thì chủ sở hữu có quyền định đoạt bằng cách để thừa kế tài sản của mình cho người khác.
Điều 201 Bộ luật dân sự quy định: “Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
Chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản”.
Cụ thể, Điều 634 Bộ luật dân sự
(2) quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Căn cứ Điều 666 Bộ luật dân sự
(3) thì “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Vì vậy, cha mẹ bà hoàn toàn có quyền cùng lập di chúc để lại thừa kế cho ông A.
Khoản 1, 4 Điều 655 Bộ luật dân sự
(4) quy định về di chúc hợp pháp như sau:
“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
4. Di chúc bằng văn bản không có chứng nhận, chứng thực như quy định tại Điều 660 của Bộ luật này
(5) chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy, bản di chúc của cha mẹ bà không nhất thiết phải có người làm chứng, tuy nhiên, nếu có người làm chứng thì người làm chứng phải đáp ứng được các điều kiện luật định. Cụ thể, Điều 657 Bộ luật dân sự
(6) quy định người làm chứng cho việc lập di chúc: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 636 Bộ luật dân sự
(7) quy định về thời điểm mở thừa kế: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”.
Căn cứ dữ kiện mà bà cung cấp thì chỉ có người mẹ chết nên chỉ có phần di chúc liên quan đến tài sản của người mẹ có hiệu lực. Tuy nhiên vì cha mẹ bà đã lập di chúc chung để lại di sản cho ông A, do đó trong trường hợp này còn phải tuân theo quy định tại Điều 671 Bộ luật dân sự
(8). Điều luật này quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng, cụ thể như sau:
“Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”.
Căn cứ Điều luật trên, đối chiếu với trường hợp của bà thì có hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nếu trong bản di chúc cha mẹ bà có thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết thì khi mẹ bà mất, ông A chưa có quyền hưởng di sản thừa kế của mẹ bà (vì người cha chưa chết) tức là di chúc chưa phát sinh hiệu lực.
- Trường hợp 2: Nếu trong bản di chúc mà cha mẹ bà lập không có sự thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc thì khi mẹ bà chết phần di chúc liên quan đến phần di sản của mẹ bà sẽ có hiệu lực pháp luật, theo đó ông A có quyền được hưởng phần di sản của mẹ bà.
Căn cứ dữ kiện bà nêu vì bố bà thay đổi ý định nên căn Điều 667 Bộ luật dân sự
(9) quy định:
“1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2. Nếu một người đã chết, thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.
Do đó trong mọi trường hợp ông A chỉ được hưởng phần di sản thừa kế của mẹ bà, còn phần tài sản thuộc quyền sở hữu của cha bà sẽ do cha bà định đoạt.
-----------------------------------------------
(1) Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Quyền định đoạt là chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó".(2) Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005.(3) Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005.(4) Khoản 1, 4 điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005.(5) Điều 657 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc".(6) Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2005.(7) Khoản 1 điều 633 Bộ luật dân sự năm 2005.(8) Khoản 1 điều 668 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết".(9) Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005.
Chúng tôi trên mạng xã hội