Hiệu lực pháp lý khi di chúc viết bằng tay

Câu hỏi:
Tôi là Bùi Trung Kiên, hiện tôi đang ở Quảng ninh. Tôi có một câu hỏi muốn nhờ các luật gia của Công ty tư vấn giúp. Bố mẹ tôi sinh được 4 người con, hai trai, hai gái, tôi là con nhỏ nhất trong gia đình. Trước khi chuyển tôi và mẹ tôi ra Quảng ninh sinh sống, bố tôi có mua một thửa đất mang tên bố tôi, trên đó có một căn nhà cấp 4. Thời điểm đó các anh chị tôi đã xây dựng gia đình và đã ở riêng. Hiện tại mẹ tôi đã mất, theo ý nguyện của mẹ tôi trước kia và cả của bố tôi, muốn cho tôi toàn bộ mảng đất mang tên bố tôi mà hiện tại cả bố tôi và vợ chồng tôi đang sinh sống. Hiện tại mảnh đất này không có tranh chấp gì. Các anh chị tôi khi họp gia đình cũng đồng ý để bố tôi cho tôi mảnh đất này nhưng khi yêu cầu mọi người ký vào biên bản họp gia đình thì không ai ký và chỉ đưa ra lý do là không cần thiết phải sang tên vì phải nộp thuế. Bố tôi thì vẫn muốn làm các thủ tục để chuyển nhượng cho vợ chồng chúng tôi trước khi bố tôi về già. Và hiện tại bố tôi vẫn bảo tôi là thảo cho bố tôi một bản di chúc, sau đó bố tôi tự viết lại. Vậy tôi kính mong luật sư tư vấn giúp tôi phải làm như thế nào, cần những thủ tục gì để sang tên mảnh đất theo ý nguyện của bố mẹ tôi. Cũng xin nói thêm: hiện tại bố tôi trí tuệ vẫn còn rất minh mẫn.
Trả lời:
Căn nhà trên được bố bạn mua trong thời kỳ hôn nhân, là tài sản chung của vợ chồng, vì vậy tuy bố bạn đứng trên trong giấy chứng nhận quyền sử đất nhưng phần đất này vẫn có quyền sở hữu của mẹ bạn.
Trường hợp của bạn, do mẹ của bạn chết không để lại di chúc hợp pháp (di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự) nên phần di sản của mẹ bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật khi các đồng thừa kế có yêu cầu.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 676, Bộ luật dân sự, những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ của bạn trong trường hợp này gồm có: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của mẹ bạn (nếu có và còn sống); chồng ; con đẻ, con nuôi của mẹ bạn.
Như vậy, trước khi ba của bạn chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất trên thì các đồng thừa kế phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế do mẹ bạn để lại theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Giấy thỏa thuận mà ba bạn và những người còn lại trong gia đình bạn đã lập là căn cứ xác định việc phân chia vì vậy cần chữ ký xác nhận không tranh chấp của các đồng thừa kế. Lúc này ba bạn có thể tiến hành việc chuyển nhượng và tặng cho bạn theo quy định của pháp luật.
Theo qui định tại điều 197, điều 467 Bộ luật dân sự năm 2005, Cha bạn có quyền tặng, cho bạn nhà đất do cha bạn đứng tên sở hữu. Việc tặng, cho phải được lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Người nhận tặng, cho nộp lệ phí trước bạ và làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu cho mình.
Riêng đối với vấn đề các anh chị trong gia đình không ký giấy thỏa thuận vì sợ nộp thuế, bạn có thể tham khảo thêm trong quy định tại Điều 4, Luật thuế thu nhập cá nhân quy định về thu nhập được miễn thuế.

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Trường hợp các anh chị em của bạn không tự thỏa thuận di sản của mẹ bạn, không ký trên các giấy tờ kê khai di sản thừa kế thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết. Tòa án sẽ chia di sản theo quy định pháp luật, lúc đó các bên sẽ tự định đoạn phần di sản được nhận của mình một cách độc lập.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây