Câu hỏi:
Tôi tên là Tuyết, theo như hướng dẫn của chuyện mục về thủ tục để con thừa kế tài sản mà không có di chúc thì tôi đã hiểu như vấn đề của gia đình tôi hơi rắc rối, xin chuyên mục trả lời giúp:
mẹ tôi có 2 người con khi ở với Ba Diệm, nhưng không đứng ra làm khai sinh nên trong khai sinh không có tên ba. và Ba Diệm đã bỏ nhà đi làm ăn một khoảng thời gian dài.
Sau đó mẹ tôi gặp ba tôi và sinh ra tôi (có khai sinh) rồi tạo dựng được căn nhà hiện tại này, ba tôi mất năm 1968 từ đó Ba Diệm quay về ở lại với mẹ tôi đến khi Ba Diệm mất.
lúc đó ba tôi mua nhà không có giấy tờ giấy cả, sau này chính quyền kêu làm giấy chủ quyền đứng tên là Ba diệm (đã chết) và Mẹ tôi.
như vậy thủ tục gồm có Giấy khai sinh để chứng minh thuộc diện thừa kế của tôi có được hợp lệ không.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự quy định về người thừa kế theo pháp luật.
Điều 6761. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Và cũng theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 có quy định: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó.
Do vậy trong trường hợp của bạn vừa nêu thì Giấy khai sinh được coi là một trong những giấy tờ quan trọng để chứng minh bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất để được hưởng di sản thừa kế.
Chúng tôi trên mạng xã hội