Xác định hàng thừa kế theo pháp luật

Câu hỏi:
Hiện nay tôi đang sử dụng cái ao có diện tích 848m2 nguồn gốc do bố chồng tôi cho vợ chồng tôi sử dụng và đã được Quản thủ sổ sách địa chính của Chính phủ Đông Pháp Bắc Kỳ bảo hộ cấp giấy Chứng thực đăng bộ năm 1942 đứng tên tôi. Năm 1986 khi xã lập bản đồ địa chính thì do chồng tôi đứng tên. Năm 1994 khi chồng tôi mất thì tôi đứng tên trong bản đồ địa chính. Từ khi chồng tôi còn sống có một người em con nhà ông chú của chồng tôi (là ông C) chiếm 1/3 ao để sử dụng dựa vào một tờ giấy chia ao do chồng tôi viết vào năm 1991 và một tờ giấy chia ao không hiểu sao lại có chữ ký của tôi vào năm 2001. Căn cứ vào các tờ giấy này hiện nay ông C đã tiến hành đổ đất san lấp ao. Chúng tôi có sáu người con trong đó có một người con hy sinh trước khi chồng tôi mất và có một con trai. Hỏi: ông C có thuộc hàng thừa kế của chồng tôi không? Nay tôi muốn đòi lại diện tích ao này thì phải làm thế nào?
Trả lời:
Về giấy chia đất năm 1991 do chồng bà ký:
Căn cứ dữ kiện bà nêu chúng tôi xác định rằng phần đất ao đang tranh chấp vốn do các cụ để lại cho vợ chồng của bà sử dụng. Tuy theo giấy tờ của chế độ cũ từ năm 1942 là đứng tên bà nhưng là tài sản chung của vợ chồng bà theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Do đó giấy chia đất cho ông C mà có chữ ký của chồng bà vào năm 1991 là không hợp pháp vì không có sự đồng ý của bà.
- Về giấy chia đất năm 2001 có chữ ký của bà:
Khi chồng bà mất (năm 1991) thì bà vẫn tiếp tục quản lý và sử dụng cái ao này. Vì là tài sản chung vợ chồng nên một nửa cái ao là của bà, còn một nửa là di sản thừa kế chưa chia của chồng bà. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự(1) thì bà cùng sáu người con là những người thừa kế cùng hàng và có quyền định đoạt đối với phần ao thuộc di sản thừa kế của chồng bà. Vì cái ao này chưa chia theo thoả thuận của bà và các con theo quy định tại Điều 684 Bộ luật dân sự(2) do đó giấy chia đất ao cho ông C vào năm 2001 có chữ của bà cũng không có giá trị vì bà không có quyền định đoạt một mình đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Trước khi mất chồng bà là người đứng tên trong sổ địa chính sau đó là bà đứng tên trong sổ địa chính do đó quyền sử dụng cái ao là di sản thừa kế theo quy định tại tiểu mục 1.2 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì: “Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003, thì kể từ 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế”.
Nay ông C dựa trên hai giấy này để tiến hành đổ đất chiếm 1/3 ao. Do vậy căn cứ điểm b tiểu mục 2.4 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP bà và các con có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân để đòi lại di sản của chồng bà để lại mà ông C đang chiếm hữu bất hợp pháp, cụ thể: “Trường hợp ng|ời chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản".
--------------------------------------------
(1) Điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.
(2) Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2005.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 0909 160684 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Gọi 0909160684 hoặc gởi yêu cầu trực tuyến

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây