Dịch vụ kê khai di sản thừa kế trọn gói

Thứ hai - 13/01/2025 03:08
Để nhận thừa kế, người thừa kế cần thực hiện khai di sản thừa kế, thủ tục pháp lý nhằm xác lập quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản do người đã mất để lại. Văn phòng Luật sư chúng tôi cung cấp dịch vụ khai di sản thừa kế trọn gói, đảm bảo quy trình đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi và tránh tranh chấp.
Mục lục

1. Khi nào cần khai nhận di sản thừa?

a. Thế nào là khai di sản thừa kế?

Việc khai nhận di sản thừa kế giúp xác định chính xác những di sản mà người để lại, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của người thừa kế đối với di sản thừa kế, tránh xảy ra các tranh chấp, tranh giành di sản thừa kế.
Khai di sản thừa kế giúp xác định người thừa kế, những người có quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc sẽ thực hiện khai nhận di sản thừa kế.

b. Khi nào cần khai di sản thừa kế?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Công chứng 2014  quy định:
“Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”
Việc khai nhận di sản thừa kế xảy ra hai trường hợp:
- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật
- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng không phân chia di sản

c. Khai di sản thừa kế ở đâu?

Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người chết có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người đã chết. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi khai nhận di sản thừa kế sẽ xác định là văn phòng công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.

2. Thủ tục khai di sản thừa kế

Vấn đề khai nhận di sản thừa kế thường yêu cầu trải qua các thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật. Sau đây là sơ lược các bước của quá trình khai nhận di sản thừa kế:
2.1 Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
Khi soạn thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế, cần lưu ý các thông tin sau đây để đảm bảo tính hợp lệ và đầy đủ:
- Thông tin về người lập văn bản (người nhận thừa kế): Họ và tên đầy đủ; Ngày tháng năm sinh; Số CMT/CCCD hoặc Hộ chiếu; Địa chỉ thường trú
- Thông tin về người để lại di sản: Họ và tên đầy đủ; Ngày tháng năm sinh (nếu còn sống) hoặc ngày mất (nếu đã qua đời); Địa chỉ thường trú cuối cùng; Họ tên cha/mẹ hoặc người thân (nếu cần thiết)
- Thông tin về tài sản thừa kế: Mô tả chi tiết từng tài sản (như nhà cửa, đất đai, tài sản di sản khác); Giá trị tài sản; Địa chỉ cụ thể của tài sản (nếu có); Tình trạng pháp lý của tài sản (quyền sở hữu, thế chấp, tranh chấp…)
- Cam kết và xác nhận: Cam kết của các bên về việc nhận thừa kế và trách nhiệm quản lý tài sản; Ký xác nhận của các bên liên quan
- Thủ tục pháp lý và lưu ý khác: Xác định rõ thẩm quyền của văn bản (theo quy định pháp luật về thừa kế); Nếu có sự phân chia cụ thể về tài sản, cần có sự thống nhất và ghi nhận rõ trong văn bản; Nếu cần, có thể nhờ sự tư vấn của luật sư hoặc chuyên gia pháp lý.
Văn bản phải được lập và ký trước mặt các bên có liên quan, với sự chứng kiến của cơ quan thẩm quyền nếu cần (như công chứng viên, chứng thực tại cơ quan nhà nước).
Cần chuẩn bị thêm các giấy tờ chứng minh quyền thừa kế (di chúc, giấy chứng tử, giấy tờ sở hữu tài sản…).
2.2 Bước 2: Nộp hồ sơ đến văn phòng công chứng
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, người hưởng thừa kế tiến hành nộp hồ sơ đến văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để khai nhận di sản. Lúc này xảy ra ba trường hợp:
  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ tiếp nhận hoặc Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Cán bộ tiếp nhận hoặc Công chứng viên tiếp nhận sẽ hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ cho hợp lệ;
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Cán bộ tiếp nhận hoặc Công chứng viên sẽ giải thích lý do và trả kết quả.
2.3 Bước 3: Niêm yết về việc thụ lý hồ sơ
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
2.4 Bước 4: Giải quyết yêu cầu
Sau khi niêm yết nếu không có khiếu nại thì Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân tiến hành giải quyết hồ sơ:
  • Nếu có dự thảo Văn bản khai nhận di sản: thực hiện kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…
  • Nếu chưa có dự thảo Văn bản khai nhận di sản: thực hiện soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
2.5 Bước 5: Chứng nhận và trả kết quả
Sau khi ký chứng nhận sẽ tiến hành thu các loại phí như thù lao công chứng và các chi phí khác, đồng thời gửi trả Văn bản khai di sản cho người thừa kế.

3. Hồ sơ pháp lý khai di sản thừa kế bao gồm những gì?

3.1 Hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế

- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
- Di chúc (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao).
Trong các trường hợp đơn giản, có thể tự thực hiện hồ sơ khai nhận di sản. Tuy nhiên, nếu hồ sơ phức tạp hoặc có tranh chấp, việc có luật sư tư vấn sẽ là lựa chọn hợp lý. Khi có tranh chấp giữa những người thừa kế về phân chia di sản, việc có luật sư sẽ giúp bảo vệ quyền lợi và hướng dẫn giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp pháp lý phù hợp.

3.2 Hồ sơ pháp lý của người hưởng thừa kế

Người khai nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:
- CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người;
Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao);

- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao);
- Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);

- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

4. Dịch vụ khai di sản thừa kế trọn gói – VPLS Tô Đình Huy

Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ khai nhận di sản thừa kế trọn gói, bao gồm:
  • Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn về điều kiện hưởng di sản, thủ tục khai nhận di sản, quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Chuẩn bị hồ sơ: Soạn thảo các giấy tờ cần thiết như tờ tường trình quan hệ nhân thân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu di sản, giấy tờ tùy thân của các bên thừa kế.
  • Thực hiện thủ tục công chứng: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, tham gia niêm yết và ký kết văn bản khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề công chứng.
  • Đăng ký quyền sở hữu: Hỗ trợ đăng ký sang tên tài sản thừa kế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Phí dịch vụ khai di sản thừa kế trọn gói

  • Phí công chứng: Vui lòng xem bài viết về biểu phí công chứng
  • Thuế TNCN và Lê phí trước bạ: Xem thêm bài viết về Thuế TNCN và Lệ phí trước bạ
  • Phí cấp giấy chứng nhận: Tùy theo giá trị tài sản sản là nhà và đất (phí dao động từ 1,5 triệu đến 3,5 triệu đồng.
  • Phí lập bản vẽ: Sẽ tùy thuộc vào từng địa phương, quận huyện nếu giấy chứng nhận hết chỗ cập nhật thông tin khai di sản sẽ phải thực hiện đo vẽ lại nhà đất và phải có chi phí cho việc đo vẽ.
  • Phí dịch vụ pháp lý: Phí dịch vụ tại Văn phòng chúng tôi sẽ áp dụng tùy thuộc bất động sản vào yêu cầu của khách hàng về các khoản phí. Dịch vụ vụ dao động từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

 6. Thông tin liên hệ VPLS Tô Đình Huy

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến khai di sản thừa kế, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự thông tin chi tiết về dịch vụ, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời. Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ khai di sản thừa kế, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
 Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.

 

Tác giả: Ls Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

Hỏi đáp pháp luật

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây